Quốc hội Anh giành quyền kiểm soát Brexit từ chính phủ

Quốc hội Anh đã giành quyền kiểm soát tiến trình nước này rời Liên minh châu Âu (EU), tức Brexit, khỏi tay Thủ tướng Theresa May.
Quốc hội Anh giành quyền kiểm soát Brexit từ chính phủ

Tối 25/3, các nhà lập pháp Anh giành được quyền kiểm soát Brexit (Anh rời khỏi liên minh châu Âu) từ chính phủ tại một cuộc bỏ phiếu cao bất thường tại quốc hội để tìm lối thoát cho sự trì trệ Brexit sau khi thỏa thuận ly hôn EU của Thủ tướng Anh Theresa May bị bác bỏ.

Tại phiên họp này, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của nghị sỹ Letwin với kết quả 302/329 phiếu. Điều này có nghĩa là quốc hội Anh sẽ giành quyền kiểm soát Brexit trong một ngày và họ sẽ có một ngày là ngày 27/3 để bỏ phiếu cho quyết định của mình.

Người phát ngôn Bộ phụ trách vấn đề Brexit cho biết, việc sửa đổi này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm, không thể đoán trước cho tương lai. Còn bà May cho rằng, không một chính phủ nào có thể đưa ra một cam kết mà không biết kết quả của nó là gì.

Như vậy, ngày 27/3, các nhà lập pháp Anh sẽ bỏ phiếu cho một loạt các lựa chọn Brexit. Đây là cơ hội hiếm hoi để quốc hội Anh có thể vạch ra đường hướng cho một thỏa thuận với những mối quan hệ gần gũi hơn với Brussels và rồi sẽ cố gắng thúc đẩy chính phủ đi theo hướng đó.

Sau gần 3 năm người Anh bỏ phiếu đồng ý Brexit và chỉ còn 4 ngày nữa là đến thời hạn dự kiến phải rời khỏi EU ( dù đã được  trì hoãn), nước này vẫn chưa xác định được thời điểm và phương thức Brexit trong bối cảnh sự chia sẽ giữa quốc hội và chính phủ ngày càng sâu sắc.

"Cuộc bỏ phiếu ngày 27/3 sẽ nhấn mạnh phạm vi mà bà May đã mất quyền kiểm soát trước các nhà lập pháp và các bộ trưởng của mình, mặc dù bà May cho biết chính phủ của bà sẽ không bị ràng buộc bởi những kết quả được cho là những lá phiếu chỉ định.

Người phát ngôn của Bộ giải quyết việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cho biết: “ Chính phủ sẽ tiếp tục kêu gọi chủ nghĩa hiện thực, bất kỳ sự lựa chọn nào được cân nhắc phải được thông qua trong các đàm phán với EU”.

Bộ trưởng phụ trách Brexit Stephen Barclay cho biết hôm Chủ nhật rằng, nếu quốc hội giành quyền kiểm soát tiến trình Brexit, một cuộc bầu cử nhanh có thể là hậu quả.

Một thực tế rõ ràng rằng, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ không thể thực hiện một đề xuất đi ngược lại tuyên ngôn bầu cử của bà, điều này hứa hẹn một sự phá vỡ thỏa thuận với EU.

Nhưng trong khi các nhà lập pháp có thể đấu tranh để biến phiếu bầu chỉ định ngày 27/3 thành luật, nếu họ đạt được sự đồng thuận nào đó, họ sẽ gây áp lực lên thủ tướng, người cáo buộc quốc hội không có giải pháp khả thi hơn thỏa thuận của bà.

Thủ tướng trước đó đã thừa nhận rằng, thỏa thuận của bà vẫn không có đủ hỗ trợ để được thông qua. Tuy nhiên bà vẫn hy vọng thỏa thuận của mình sẽ đạt được tại cuộc bỏ phiếu lần thứ ba trong tuần này, nhiều khả năng là vào thứ Năm ngày 28/3.

Nếu thỏa thuận của bà May được chấp thuận trong tuần này, Anh sẽ rời EU vào ngày 22/5. Nếu thỏa thuận của bà không được chấp thuận, Anh sẽ phải ra đi không thỏa thuận hoặc vào ngày 12/4 phải đề ra một kế hoạch phác thảo mới cho việc ra đi hoặc một kế hoạch trì hoãn lâu dài.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết tuần trước rằng, tất cả các lựa chọn Brexit vẫn mở cho Anh cho đến ngày 12/4, bao gồm ra đi có thỏa thuận,  hoặc không có thỏa thuận, một sự trì hoãn kéo dài hoặc thậm chí hủy bỏ điều khoản 50 và ở lại EU.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…