Quý 3/2021 Vietnam Airlines lỗ hơn 3.500 tỷ đồng, nguy cơ bị huỷ niêm yết

Tính đến cuối quý 3, tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đã lên đến 21.200 tỷ đồng. Mặc dù hãng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng nhưng hiện vốn chủ sở hữu cũng chỉ còn 1.475 tỷ đồng.
Quý 3/2021 Vietnam Airlines lỗ hơn 3.500 tỷ đồng, nguy cơ bị huỷ niêm yết

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 với doanh thu đạt 4.735 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng hàng không quốc gia lỗ 3.588 tỷ đồng thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lỗ sau thuế 3.531 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 12.153 tỷ đồng, doanh thu thuần ở mức 18.732 tỷ đồng, giảm khoảng 42% so với cùng kỳ.

Lỗ ròng 9 tháng là 11.827 tỷ đồng, tăng lỗ hơn 3.700 tỷ so với mức 8.076 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2020.

Tính đến cuối quý III/2021, tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đã lên đến 21.200 tỷ đồng. Mặc dù hãng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng, hiện vốn chủ sở hữu cũng chỉ còn 1.475 tỷ đồng.

Nhờ đợt tăng vốn gần đây nên tình hình thanh khoản của Vietnam Airlines đã cải thiện hơn đáng kể. Tổng lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm cuối quý 3 đạt gần 8.300 tỷ đồng trong khi cuối quý 2 chỉ có 1.600 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vẫn rất cận kề nguy cơ bị hủy niêm yết nếu xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau khi có báo cáo kiểm toán năm 2021 là lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ hoặc âm vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ không xảy ra nếu mức lỗ của quý 4 dưới 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra nếu năm 2022 Vietnam Airlines vẫn không thể có lãi thì sẽ có 3 năm lỗ liên tiếp và đây cũng là 1 trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc.

Được biết, Vietnam Airlines sẽ có chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên tới Mỹ vào ngày 28/11 tới đây. Đường bay TP. HCM - San Francisco sẽ được khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần.

Hãng cũng sẽ nâng tần suất các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ lên 7 chuyến/tuần sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đường bay quốc tế được khai thác bình thường trở lại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường

Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, nhưng cần chủ động hạ tỷ trọng đòn bẩy và bám sát diễn biến thị trường trong phiên để có thể kịp thời hành động nếu cổ phiếu chạm ngưỡng chốt lời/cắt lỗ, hoặc nếu thị trường bất ngờ xuất hiện xu hướng mới trong những phiên tới...

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Theo nhận định của ABS, tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed. ABS cũng thiên về kịch bản VN-Index đi ngang trong biên độ 1.165 - 1.185 đến 1.300 điểm...

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.