Quỹ Chính phủ Singapore rời ghế cổ đông lớn tại Tập đoàn Masan sau khi bán ra gần 550.000 cổ phiếu MSN

Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ đến từ Singapore giảm từ 5,01% xuống còn 4,98% và không còn là cổ đông lớn của Tập đoàn Masan…

Quỹ Chính phủ Singapore rời ghế cổ đông lớn tại Tập đoàn Masan sau khi bán ra gần 550.000 cổ phiếu MSN
Quỹ Chính phủ Singapore rời ghế cổ đông lớn tại Tập đoàn Masan sau khi bán ra gần 550.000 cổ phiếu MSN

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) vừa có báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn.

Theo đó, Government of Singapore, quỹ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (GIC Private Limited) đã bán ra 545.800 cổ phiếu MSN, từ đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống 2,21% vốn.

Ngày giao dịch thực hiện là ngày 13/3/2024, chiếu theo giá kết phiên tương ứng (80.130 đồng/cổ phiếu), nhóm quỹ này có thể thu về khoảng 43,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, quỹ đầu tư khác của GIC Private Limite là Ardolis Investment Pte. Ltd vẫn giữ nguyên số lượng cổ phiếu MSN nắm giữ là 39,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,76%.

Sau giao dịch trên, nhóm quỹ GIC Private Limited hiện đang nắm giữ 71,2 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,01% xuống còn 4,98% và không còn là cổ đông lớn của Tập đoàn Masan.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong quý cuối năm 2023, Tập đoàn Masan ghi nhận doanh thu thuần đạt 20.782 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, The Crown X (bao gồm Masan Consumer và WinCommerce) mang về 15.980 tỷ đồng doanh thu, chiếm 77% và tăng nhẹ 3,1%. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai ở mức 15% là doanh thu từ Masan High-Tech Materials với 3.188 tỷ đồng, giảm 18,2% so với cùng kỳ.

Doanh thu của Masan MEATLife tăng mạnh hơn ở mức 14,5%, đạt 1.778 tỷ đồng và chiếm 8,6% tổng doanh thu. Phuc Long Heritage đóng góp 374 tỷ đồng doanh thu trong quý 4/2023 cho Tập đoàn Masan, giảm 14% so với cùng kỳ.

Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Tập đoàn Masan đạt 5.768 tỷ đồng, tăng 3,9% so với quý 4/2022. Biên lãi gộp cải thiện nhẹ từ 26,9% thời điểm cùng kỳ năm ngoái lên mức 27,8%. Khấu trừ các chi phí, Tập đoàn Masan báo lãi sau thuế hơn 516 tỷ đồng, giảm 35,7% so với cùng kỳ.

Luỹ kế năm 2023, doanh thu thuần của Tập đoàn Masan ghi nhận hơn 78.251 tỷ đồng, tăng gần 3% so với mức thực hiện năm 2022. Đây là mức doanh thu cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Tập đoàn Masan, chỉ đứng sau mức đỉnh của năm 2021, đạt hơn 88.628 tỷ đồng. Đồng thời, điều này cũng đồng nghĩa doanh thu trung bình mỗi ngày của tập đoàn này đạt khoảng 214 tỷ đồng trong năm 2023.

Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 1.869 tỷ đồng, sụt giảm ở mức 60%. Lợi nhuận sau thuế cốt lõi Pre-MI đạt 1.950 tỷ đồng, giảm 49%.

Bước sang năm 2024, Tập đoàn Masan lên kế hoạch với doanh thu thuần hợp nhất mục tiêu đạt từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số Pre–MI dự kiến sẽ nằm trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2024-03-23-luc-171650-8858.png
Thị giá cổ phiếu MSN trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/3, cổ phiếu MSN đóng cửa ở mức 78.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của Tập đoàn Masan trên thị trường ước đạt 112.321 tỷ đồng.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 22/3: Tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm

Xu thế chứng khoán ngày 22/3: Tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, thực hiện chiến lược bán chủ động chốt lời từng phần ở vùng giá cao khi VN-Index hoặc cổ phiếu mục tiêu vượt đỉnh đối với các vị thế trading đã mua thêm trong nhịp điều chỉnh vừa qua hoặc hiện còn đang nắm giữ...

Có thể bạn quan tâm