Quyết liệt phòng chống tình trạng gian lận xuất xứ

Thủ tướng vừa ký Quyết định số 824/QĐ-TTg ban hành Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”.
Quyết liệt phòng chống tình trạng gian lận xuất xứ

Đề án này nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Đồng thời, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu. Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Trong bối cảnh kinh tế, thương mại thế giới có nhiều biến động, thời gian qua, Việt Nam kiên quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, xuất xứ trên thị trường Việt Nam cũng như trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp tích cực, quyết liệt, đồng bộ, cụ thể để chống gian lận thương mại, xuất xứ; mặt khác, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục xuất nhập khẩu, nhất là trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)... để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tại cuộc làm việc, đại diện các hiệp hội ngành hàng khẳng định trong thời gian qua, các cơ quan của Việt Nam đã vào cuộc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là với hàng hóa có rủi ro gian lận thương mại, ngăn ngừa, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi gian lận.

Các ý kiến đều kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành quy định, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để làm cơ sở xác định hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam, hàng hóa gian lận xuất xứ.

Mặt khác, các đại biểu cũng đề xuất nhiều kiến nghị để hoàn thiện hơn dự thảo quy định về “Made in Việt Nam” mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến. Theo Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, tiêu thụ điện năng là một yếu tố rất quan trọng để xác định một cơ sở có sản xuất thực tế hay chỉ nhập hàng về rồi dán tem mác, cũng là một yếu tố chứng minh năng lực sản xuất của cơ sở đó đến đâu.

Trong khi đó, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng cơ quan soạn thảo cần lưu ý tới khả năng sẽ có những mặt hàng của chúng ta đạt tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định của nước ngoài, nhưng lại không đạt tiêu chí theo quy định đang được Bộ Công Thương xây dựng.

Các đại biểu cũng đề nghị Việt Nam cần đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, để chống gian lận thương mại, xuất xứ, rất cần sự hợp tác, chung tay giữa các cơ quan nhà nước và với các hiệp hội doanh nghiệp; các hiệp hội sẵn sàng cho công tác này.

>> Sẽ tăng cường chế tài phạt hành vi lẩn tránh và gian lận xuất xứ

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...