“Rục rịch” tái khởi động mùa Đại hội đồng cổ đông

Sau khoảng thoải gian dài “rối bời” vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ ngay trong những ngày đầu tháng 5.
“Rục rịch” tái khởi động mùa Đại hội đồng cổ đông

Ngày 5/5 vừa qua, Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGas, mã:GAS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 cũng như kế hoạch cho thời gian tới.

Về dự báo tình hình kinh doanh trong năm 2019, PVGas cho biết, các nguồn khí trong nước suy giảm, nguồn khí mới LNG bổ sung từ công ty chưa kịp thời, xuất hiện đơn vị ngoài ngành cung cấp LNG cạnh tranh trực tiếp với hoạt động cung cấp khí.

Mặt khác, sự cố thiết bị gây gián đoạn cấp khí/dừng cấp khí của phía thượng nguồn ngày một tăng; các chi phí ngày một tăng (tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa, tăng chi phí thu dọn mỏ, tăng chi phí mua khí PM3-Cà Mau).

Công ty cũng phải huy động nguồn lực lớn cho nhiều dự án đang triển khai như giai đoạn 2 dự án đường ống dẫn khí NCS2 điều chỉnh; dự án đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt; dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm…

Do đó, PVGas đã trình bày kế hoạch doanh thu năm 2020 đạt 66.163,5 tỷ đồng, giảm 12% và lợi nhuận sau thuế đạt 6.636 tỷ, giảm mạnh 45% so với kết quả thực hiện năm 2019. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 dựa trên dự tính giá dầu 60 USD/thùng. Đáng chú ý, mặc dù chỉ tiêu thấp, công ty vẫn dự kiến chi cổ tức 2020 với tỷ lệ 45%, tăng mạnh so với mức 30% của năm 2019.

Nói về chỉ tiêu 2020 giữa biến động giá dầu trên thế giới, đại diện PVGas nhấn mạnh giá dầu giảm sâu cũng có ảnh hưởng nhưng không lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngược lại, tác động bởi dịch Covid-19 lên dự án thì chắc chắn là có.

Cùng ngày, CTCP Xây dựng FLC Faros cũng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 với nhiều nội dung quan trọng như bầu mới thành viên HĐQT, thông qua chủ trương sáp nhập vào FLC GAB, cũng như các mục tiêu và định hướng hoạt động trong năm 2020.

Điểm lại kết quả kinh doanh năm 2019, FLC Faros ghi nhận doanh thu hợp nhất tăng mạnh 36%, đạt 5.029 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 178 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn thành của doanh thu và lợi nhuận trên kế hoạch năm tương ứng với 126% và 55%.

Theo FLC Faros, nguyên nhân lợi nhuận chưa đạt được theo kế hoạch là do những khó khăn chung của ngành bất động sản và xây dựng, trong đó có việc thắt chặt tín dụng bất động sản cũng như chính sách quản lý đất đai, tác động không nhỏ đến tiến độ cấp phép, phê duyệt và triển khai dự án mới. Đồng thời, các dự án, công trình của công ty hầu hết có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài nên các chi phí vật tư, nhân công… cũng tăng mạnh.

Bước sang năm 2020, nhận định ngành xây dựng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi bất động sản và hầu hết các lĩnh vực khác của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, FLC Faros đặt đặt mục tiêu doanh thu 3.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 54 tỷ đồng.

Liên quan đến việc sáp nhập vào FLC GAB, ĐHĐCĐ FLC Faros đã nhất trí chủ trương và ủy quyền cho HĐQT chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc sáp nhập. Lộ trình sáp nhập cụ thể bao gồm các phương án hoán đổi cổ phiếu và phương án hoạt động kinh doanh sau sáp nhập… sẽ được HĐQT công bố trên cổng thông tin điện tử của công ty theo quy định.

FLC GAB với định hướng trở thành doanh nghiệp khai khoáng và quản lý tài sản, trong đó có nhiều ngành nghề kinh doanh mới như kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng… Do đó, việc sáp nhập vào FLC GAB sẽ bổ trợ hiệu quả cho FLC Faros trong hoạt động tư vấn, triển khai thi công dự án, phù hợp với các chiến lược kinh doanh mới trong giai đoạn 2020 – 2025 của công ty.

Ngoài những thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh, FLC Faros cũng tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Theo đó, bà Hương Trần Kiều Dung và bà Trần Thị Hương được bầu làm thành viên HĐQT FLC Faros, cùng thành viên BKS mới là ông Nguyễn Đăng Vụ (nhiệm kỳ 2016 – 2021), thay cho các thành viên vừa miễn nhiệm.

Trước đó, CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã: PHC) đã tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.  Tổng kết lại năm 2019, công ty đạt 3.719,9 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 76,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 17,8% về doanh thu và 11,7% về lợi nhuận so với thực hiện 2018. Trong đó, riêng công ty mẹ đã đạt 2.621 tỷ đồng doanh thu và 70,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 100,3% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

Bước sang năm 2020, tình hình kinh doanh của Phục Hưng Holdings cũng như các doanh nghiệp cùng ngành đang phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay từ những ngày đầu năm khi đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế xã hội, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, sản xuất, dịch vụ, thương mại. Thậm chí, nhiều tổ chức phân tích đã dự báo về nguy cơ một cuộc Đại suy thoái kinh tế toàn cầu có thể quay trở lại.

Trong bối cảnh đó, tại Đại hội cổ đông thường niên vừa được tổ chức, Phục Hưng Holdings đặt mục tiêu kinh doanh cho công ty mẹ năm nay chỉ là 2.000 doanh thu và 15 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Xem thêm

Eximbank lại hoãn ĐHĐCĐ

Eximbank lại hoãn ĐHĐCĐ

Hội đồng quản trị Eximbank (mã: EIB) có nghị quyết chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc không tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường trong thời điểm hiện nay. Việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường sẽ được dời sang thời điểm thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...