Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chứng khoán ngày 18/2 đóng cửa phiên giao dịch với diễn biến tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ trên cả ba sàn, giúp VN-Index giữ vững đà tăng. Chốt phiên, VN-Index tăng 5,42 điểm (+0,43%) lên 1.278,14 điểm, với thanh khoản đạt 14.265,13 tỷ đồng.

Số mã tăng giá áp đảo với 293 mã, trong khi 162 mã giảm và 85 mã đứng tham chiếu. VN30-Index cũng ghi nhận sắc xanh khi tăng 3,38 điểm (+0,25%) lên 1.337,39 điểm, với 22 mã tăng giá và chỉ 6 mã giảm giá.

Sàn HNX có phiên giao dịch đầy hứng khởi khi HNX-Index tăng mạnh 2,65 điểm (+1,14%) lên 235,84 điểm, với thanh khoản đạt 1.135,69 tỷ đồng. Số mã tăng giá chiếm ưu thế với 108 mã, trong khi 77 mã giảm giá.

Trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng nhích nhẹ 0,11 điểm (+0,11%) lên 99,51 điểm, với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.101,35 tỷ đồng. Toàn sàn có 180 mã tăng giá, áp đảo so với 113 mã giảm giá và 104 mã đứng giá.

Đà tăng của thị trường hôm nay được dẫn dắt bởi nhóm bảo hiểm, thép và ngân hàng. BVH là mã tác động tích cực nhất khi bật tăng mạnh 3.700 đồng (+6,9%), đóng góp 0,7 điểm vào VN-Index. HPG cũng ghi nhận mức tăng 400 đồng (+1,53%) lên 26.550 đồng, giúp chỉ số chung tăng thêm 0,62 điểm.

Nhóm ngân hàng tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi BID tăng 300 đồng (+0,75%), đóng góp 0,50 điểm vào VN-Index. GVR cũng thu hút dòng tiền với mức tăng 300 đồng (+0,98%) lên 30.850 đồng, giúp chỉ số nhích thêm 0,29 điểm. Trong khi đó, TCB tăng nhẹ 150 đồng (+0,58%) lên 25.850 đồng, đóng góp 0,25 điểm vào thị trường chung.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh nhưng mức giảm không quá sâu. LPB giảm 650 đồng (-1,74%) xuống 36.600 đồng, khiến VN-Index mất 0,45 điểm. PNJ cũng điều chỉnh 1.800 đồng (-1,89%) xuống 93.600 đồng, kéo chỉ số giảm 0,14 điểm.

Một số mã vốn hóa lớn khác như BCM giảm 300 đồng (-0,43%), SSB lùi 100 đồng (-0,5%) và ACB giảm nhẹ 50 đồng (-0,19%) nhưng mức ảnh hưởng đến thị trường không đáng kể.

Nhóm bảo hiểm trở thành tâm điểm với mức tăng 4,65%, dẫn đầu là BVH khi bật tăng ở mức giá trần, tương ứng với 6,9% lên mức 57.300 đồng/cổ phiếu. Một số mã khác cũng ghi nhận mức tăng mạnh như MIG (+4,4%), BMI (+3,8%), BIC (+3%), PVI (+2,1%), VNR (+4%), phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với cổ phiếu thuộc nhóm ngành mang tính phòng thủ.

Nhóm ngân hàng cũng có một phiên giao dịch tích cực khi tăng 0,25%, với VPB tăng 0,5%, EIB tăng 0,3%, BID tăng 0,75%, OCB tăng 1,31%, STB nhích 0,91% và TCB tăng 0,58%, trong khi một số mã như LPB, SHB và SSB chịu áp lực điều chỉnh nhẹ.

Nhóm bất động sản duy trì đà tăng ổn định với mức tăng 0,45%, trong đó CEO tăng 3,01%, DIG nhích 2,39%, TDC đóng cửa trong sắc tím +6,75%, trong khi NVL, VRE, PDR, DXG cũng đồng loạt tăng giá. Nhóm hóa chất cũng có phiên giao dịch khởi sắc khi tăng 0,85%, với DRI tăng 5,96%, PHR tăng 1,61%, dù một số mã như DPM, DDV vẫn giảm điểm nhẹ.

Dịch vụ tài chính có phiên giao dịch ổn định khi tăng 0,41%, với VIX tăng 1,86%, SHS tăng 1,43%, SSI nhích 0,6%, trong khi EVF, CTS và FTS giảm nhẹ. Nhóm xây dựng và vật liệu tăng 0,77%, với CTR tăng 4,37%, CTD tăng 1,81% và CII nhích 1,05%, cho thấy dòng tiền tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công.

Ngược lại, nhóm tài nguyên cơ bản chịu áp lực bán mạnh, giảm 1,41%, với AAH nằm sàn -14,75%, BMC mất 4,66% và MSR giảm 6,73%, bất chấp việc HPG, NKG và HSG vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng 1,5%.

Nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp cũng giảm 1,35%, khi ACV mất 2,6%, VSC giảm 3,51% và GMD lùi 0,65%. Nhóm bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng khi giảm 1,29%, với PNJ mất 1,89%, MWG lùi 1,99%.

anh-chup-man-hinh-2025-02-18-luc-194810.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Giải ngân từng phần ở những cổ phiếu chưa bật tăng nhiều

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tỷ trọng đối với cổ phiếu giữ được xu hướng đi lên với các tín hiệu kiểm định kháng cự thuyết phục cùng thanh khoản mua chủ động gia tăng tốt.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc trong phiên tới để giải ngân từng phần ở những cổ phiếu chưa bật tăng nhiều từ vùng giá chiết khấu/hỗ trợ gần nhất với mục tiêu lướt sóng T+. Một số nhóm ngành nên lưu ý chọn lọc cổ phiếu bao gồm bất động sản, thép, bán lẻ, chứng khoán.

Tăng thêm tỷ trọng ở các mã cổ phiếu đang có lợi nhuận

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Áp lực bán phiên hôm qua khá mạnh, nhưng mọi thứ đã đảo chiều trong phiên giao dịch hôm nay. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng điểm khá với thanh khoản duy trì ở mức cao. Khối lượng khớp lệnh vượt mức (+23,4%) so với mức trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền tham gia vẫn ở mức cao.

Điểm trừ là VN-Index đóng cửa chưa thể duy trì ở mức cao nhất (1.283 điểm) trước áp lực chốt lời ở vùng 1.280 điểm. Xu hướng tăng điểm tiếp tục được củng cố sau phiên tăng điểm hôm nay, nhưng vẫn không loại trừ khả năng sẽ có nhịp chỉnh về mốc hỗ trợ 1.270 điểm.

Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm nắm giữ danh mục và tận dụng nhịp chỉnh của thị trường chung về vùng hỗ trợ để gia tăng thêm tỷ trọng ở các cổ phiếu đang có lợi nhuận.

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần. Việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn.

Mặc dù xu hướng tăng điểm ngắn tạm thời chưa bị phá vỡ trong 20 phiên gần nhất, các tín hiệu kỹ thuật hiện tại không ủng hộ cho khả năng bứt phá thành công ngưỡng cản gần.

Cân nhắc giải ngân khi thị trường có phiên bùng nổ

Chứng khoán Asean

Chúng tôi cho rằng tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại, tạo điều kiện cho đà hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Tuy nhiên, xu hướng rung lắc vẫn là chủ đạo khi chỉ số VN-Index đang giằng co quanh vùng kháng cự 1.275-1.280 điểm.

Dù vậy, với thanh khoản thị trường đang dần có sự cải thiện, chúng tôi nhận định thị trường đang ở cuối chu kỳ tích lũy với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn. Do vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi thị trường có phiên bùng nổ đi kèm với thanh khoản được xác nhận ở mức cao.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thương gia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...