Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Theo thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), cơ quan này đã có văn bản gửi đến Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji (mã chứng khoán: KPF) thông báo về việc cổ phiếu KPF vào diện bị đình chỉ giao dịch.

Theo đó, cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji hiện đang trong diện hạn chế giao dịch theo Quyết định số 565/QĐ-SGDHCM ngày 4/10/2024 do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Đến thời điểm hiện tại đã quá 6 tháng so với thời hạn quy định, Đầu tư Tài sản Koji chưa nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết, cổ phiếu KPF đã rơi vào trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch.

Theo đó, HOSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu KPF từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch theo quy định.

Trước đó, ngày 21/1/2025, Đầu tư Tài sản Koji đã có văn bản báo cáo phương án khắc phục tình trạng cổ phiếu KPF bị cảnh báo.

Doanh nghiệp này cho hay, trong quý 4/2024, công ty đã đạt được một số kết quả tài chính khả quan, bao gồm tiến triển đáng kể trong thu hồi nợ vay và kỳ vọng lợi nhuận tích cực từ các khoản đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, một số yếu tố như trích lập dự phòng bắt buộc đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung, tạo áp lực nhất định lên báo cáo tài chính.

Về giải pháp khắc phục và lộ trình triển khai, giai đoạn 1 (quý 1/2025 - quý 3/2025), doanh nghiệp dự kiến sẽ tập trung hoàn thành các kế hoạch thu hồi nợ và tiến hành rà soát, tái cơ cấu danh mục đầu tư hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Giai đoạn 2 (quý 3/2025 - cuối năm 2025), đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đồng thời triển khai các dự án tiềm năng nhằm tạo ra giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông và nhà đầu tư.

Về tình hình kinh doanh, quý 4/2024, Đầu tư tài sản Koji tiếp tục không ghi nhận doanh thu, đây là quý thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp trắng doanh thu (từ quý 2/2023), trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm 30% so với cùng kỳ, còn 9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng chi phí kỳ này giảm 97% chỉ còn hơn 1 tỷ đồng đã giúp KPF lãi ròng gần 7 tỷ đồng sau hai quý liền trước thua lỗ, cùng kỳ lỗ hơn 26 tỷ đồng. KPF cho biết lợi nhuận tăng là do công ty dự thu lãi đầu tư trái phiếu.

Khép lại năm 2024, Đầu tư tài sản Koji có năm hoạt động kinh doanh khó quên khi lần đầu trắng doanh thu, trong khi lỗ kỷ lục gần 277 tỷ đồng, bào mòn sạch lợi nhuận trong vòng 12 năm qua (từ năm 2012-2023 lãi gần 267 tỷ đồng) của doanh nghiệp.

Với khoản lỗ kỷ lục này, Đầu tư Tài sản Koji đã lỗ lũy kế gần 135 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024. Tổng tài sản cũng “bốc hơi” 34% so với đầu năm còn hơn 532 tỷ đồng, do công ty tăng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên gần 324 tỷ đồng, gấp 9,5 lần đầu năm.

Trong đó, có sự xuất hiện của 2 cá nhân là ông Nguyễn Khánh Toàn (trùng tên với cựu Chủ tịch KPF - người bị khởi tố vì hành vi thao túng chứng khoán) nợ công ty hơn 71 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Thủy gần 24 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nâng từ gần 31 tỷ đồng lên gần 91 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu gần 80 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương gần 57 tỷ đồng…

Phần lớn tài sản của Đầu tư Tài sản Koji là khoản đầu tư tài chính là trái phiếu và các khoản đầu tư góp vốn vào các công ty khác với hơn 495 tỷ đồng, chiếm 93% tổng tài sản. Nợ phải trả còn 16,5 tỷ đồng, tăng 21%. Trong đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gần 14 tỷ đồng và 2 tỷ đồng phải trả cho người lao động.

anh-chup-man-hinh-2025-02-18-luc-152019.png
Thị giá cổ phiếu KPF rớt giá thê thảm trong năm qua

Các thông tin tiêu cực trong năm vừa qua đã đẩy giá cổ phiếu KPF gần như xuống đáy, phiên chiều ngày 18/2 giao dịch quanh 1.690 đồng/cổ phiếu và là một trong top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2024. Trên thị trường, hiện vốn hóa của doanh nghiệp này chỉ còn hơn 102 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2024 đạt gần 516 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Nỗi lo suy thoái bao trùm Phố Wall

Chứng khoán Mỹ tràn sắc xanh sau cuộc họp Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào thứ Tư sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất. Cả Fed và Phố Wall đều đang theo dõi tác động từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế và lạm phát…

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Cổ phiếu ngành dược vốn dĩ được thị trường biết đến là cổ phiếu phòng thủ bởi đặc tính cô đặc, tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và truyền thống chia cổ tức đều đặn…

Ông Kou Kok Yiow, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCG

Chủ tịch Bamboo Capital qua đời do nhồi máu cơ tim

Chủ tịch Bamboo Capital, ông Kou Kok Yiow (Chris), đột ngột qua đời ở tuổi 63, để lại nhiều tiếc thương. Dù đối mặt biến cố lớn, Bamboo Capital vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục mở rộng các lĩnh vực chiến lược trong năm 2025...