Sắp thêm thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô dân số 1,2 triệu người

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế...

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 14/5, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 17 Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, đã thông qua 14 nghị quyết theo thẩm quyền, trong đó có đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cụ thể, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích hơn 4.947km2, quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thành phố Huế có 2 quận là Phú Xuân và Thuận Hóa; 3 thị xã gồm Hương Thủy, Hương Trà và Phong Điền; 4 huyện là Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới. Toàn thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 48 phường, 7 thị trấn và 78 xã.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ nhập toàn bộ huyện Nam Đông và Phú Lộc để thành lập huyện mới có tên gọi là huyện Phú Lộc, với tổng diện tích tự nhiên là 1.368 km2, quy mô dân số hơn 180.600 người, với 23 xã và 4 thị trấn.

Đồng thời, tỉnh sẽ thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính của huyện Phong Điền với diện tích hơn 945 km2, quy mô dân số gần 105.600 người. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện tại sẽ sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập nhiều phường mới.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của các chuyên gia, các bộ, ban, ngành Trung ương.

Đề án đã làm rõ những căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đề ra các phương án cụ thể sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt; giúp thành phố Huế trực thuộc Trung ương thiết lập bộ máy quản lý hành chính phù hợp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Việc Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế thông qua nghị quyết về nội dung này là cơ sở quan trọng để UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Còn ông Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, các tiêu chí để tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu. Các địa phương được sắp xếp và các địa bàn còn yếu về tiêu chí đô thị cần nêu cao hơn nữa vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương, với quyết tâm vươn lên. Các ngành cần xây dựng chương trình đề hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực các địa bàn trọng điểm.

Ông Lưu, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để bổ sung, hoàn chỉnh đề án.

Xem thêm

Sớm thành lập 2 thành phố trực thuộc Hà Nội

Hà Nội thành lập 2 thành phố trực thuộc

2 thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội ở khu vực phía Bắc là thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); khu phía Tây là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai)…

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.