Tại cuộc họp báo ngày 15/9, đại diện UBCK cho biết, những bước chuẩn bị về khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã hoàn tất, dự kiến đến tháng 12 sẽ có báo cáo Chính phủ để sớm
Ngọc Quang
Tại cuộc họp báo ngày 15/9, đại diện UBCK cho biết, những bước chuẩn bị về khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã hoàn tất, dự kiến đến tháng 12 sẽ có báo cáo Chính phủ để sớm vận hành thị trường vào quý I/ 2017.
Những công việc chuẩn bị cho sự ra đời TTCKPS đang được đẩy mạnh triển khai gấp rút hơn. Theo lộ trình, Uỷ ban chứng khoán (UBCK) phối hợp Bộ Tài chính cùng hai sở đã gấp rút xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, cơ sở hạ tầng và bước đầu phát triển thành viên thị trường (giai đoạn 2013-2015).TTCKPS sẽ được tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, sau thời điểm này, sẽ hoàn thiện và đa dạng hoá hoạt động trên thị trường.10 CTCK sẽ tham gia thị trườngBà Tạ Thị Thanh Bình- Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường (UBCK), cho biết, khung pháp lý cho TTCKPS cơ bản đã hoàn thành, như ban hành Nghị định 42 quy định khung các vấn đề tổ chức thị trường, sản phẩm, thanh toán, hoạt động giao dịch, thanh tra xử lý vi phạm…Tháng 1/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 11 hướng dẫn thi hành Nghị định 42 về các vấn đề quy trình thủ tục, chấp thuận thành viên, quy trình thực hiện và các quy chế hướng dẫn về cơ sở hạ tầng.“HNX được giao triển khai hệ thống giao dịch của CK phái sinh, gồm quy chế giao dịch, giao dịch thành viên, VSD giao nhiệm vụ các quy chế thanh toán bù trừ… chúng tôi sẽ sớm chấp thuận bộ quy chế này để triển khai thực hiện. Ngoài ra, các quy định liên quan đến hoạt động thị trường như: giám sát, rà soát quy định về công bố thông tin, xử lý vi phạm… hiện cũng được sửa đổi phù hợp”- bà Bình nói.Trong đó, các chính sách về chế độ thuế, kế toán cũng sớm được ban hành sớm để TTCKPS đi vào hoạt động. Hiện đang xây dựng hai thông tư về giá, còn phí với TTCKPS thì tạm thời tách ra chưa đưa vào văn bản để khuyến khích thị trường này ở giai đoạn đầu.Dự kiến, ở giai đoạn đầu TTCKPS vận hành, sẽ có các sản phẩm gồm: hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu HNX30, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN 30, hợp đồng tương lai với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
Sắp vận hành thị trường chứng khoán phái sinh
Theo bà Bình, hiện đã có khoảng 10 CTCK lớn có tiềm lực mạnh, nền tảng khách hàng tốt sẽ tham gia TTCKPS ngay từ đầu. Bên cạnh đó, UBCK cũng đang tiếp nhận, tổng hợp ý kiến của các thành viên thị trường cũng quan tâm đến TTCKPS để giải đáp, hướng dẫn.Về hạ tầng công nghệ, lãnh đạo UBCK cho hay, đang hoàn thiện nâng cấp hệ thống giám sát, cơ sở dữ liệu, công bố thông tin. HNX và VSD đã cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ để tháng 9 này sẽ tiến hành kết nối hai đơn vị.Như vậy, công tác chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ CK phái sinh đã đúng kế hoạch. Hoạt động đào tạo, hướng dẫn giao dịch trên thị trường cũng đã được xúc tiến và trao đổi trên cổng thông tin website của UBCK.Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan- Phó Tổng Giám đốc HNX – cho biết thêm là mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, đang vận hành chạy thử, điều chỉnh phù hợp. Dự kiến đến tháng 12 tới sẽ có báo cáo chính thức lên Chính phủ để có thể vận hành thị trường vào quý I/2017.Quản trị rủi ro là hàng đầuMục tiêu vận hành TTCKPS là tạo thêm nhiều sản phẩm, phương thức giao dịch mới và kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, UBCK bước đầu chỉ đưa ra các sản phẩm đơn giản để thử nghiệm trước, từng bước hoàn thiện và mở rộng.“Quan điểm của Ban soạn thảo là giới thiệu các sản phẩm từ mức dễ đến khó, đảm bảo an toàn cho thị trường vận hành và đặt quản trị rủi ro lên hàng đầu. Thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro so với TTCK cơ sở. Do đó, chúng tôi sẽ áp dụng sản phẩm hợp đồng tương lai trước vì đơn giản, dễ hiểu, sau đó mới đưa thêm các sản phẩm khác”-bà Bình nói.Liên quan đến việc triển khai thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), bà Hoàng Lan cho hay, HNX đã có nghiên cứu nhưng sức ép từ thị trường và từ các thành viên, nên trong năm nay mới chỉ lập đề án, lấy ý kiến các đơn vị trong bộ để điều chỉnh Nghị định 90 về phát hành TPDN.“Tư tưởng chung là đề án tổ chức giao dịch TPDN sẽ hoàn thiện từ khâu phát hành đến khâu đưa lên thị trường, có các nguyên tắc chung để trái phiếu phát hành riêng lẻ và trái phiếu phát hành ra công chúng đảm bảo minh bạch. Đặc biệt, sẽ xây dựng trung tâm thông tin TPDN và hướng tới cổng thông tin nợ ở Bộ Tài chính như các nước khác”- bà Lan chia sẻ.Tuy nhiên, đây là ý tưởng lớn và đòi hỏi điều kiện thị trường phù hợp để triển khai. Với sự thận trọng, cơ quan quản lý cân nhắc làm từng bước để đánh giá, rút kinh nghiệm. Còn trước mắt, sẽ tận dụng những cái sẵn có để khai thác ngay, phục vụ ở giai đoạn đầu triển khai thị trường TPDN.
Giá vàng thế giới tiếp tục đà phục hồi, quay trở lại trên ngưỡng 2.600 USD/ounce. Trong nước, cả vàng miếng và vàng nhẫn đều thêm hơn 1 triệu đồng/lượng…
Theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ có cơ hội để hiện thực hoá mục tiêu nâng tỷ trọng doanh thu thương mại bán lẻ hàng không lên mức 30 - 40% doanh thu của các sân bay...
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường thủy sản toàn cầu, cá tra Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh cạnh tranh và tiềm năng phát triển...
Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…
Nhu cầu và xu hướng mạng xã hội đã tác động vào thói quen mua sắm của từng độ tuổi, trong đó Gen Z đại diện cho thời đại kỷ nguyên số là thế hệ dẫn đầu thị phần mua sắm trên các nền tảng xã hội…
Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…
Hàng loạt vụ việc gian lận thương mại bị phát hiện, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng, cơ quan quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã và đang tăng cường các biện pháp kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…
Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…
Nhìn lại chặng đường 15 năm ngành Công Thương thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động cho thấy hàng hóa Việt Nam đã có vị trí vững chắc tại thị trường trong nước…
Giá vàng trong nước lao dốc, trượt sát về mốc 80 - 84 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá thế giới hiện giao dịch quanh vùng 2.620 USD/ounce...
Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…
Đơn hàng dồn dập vào những tháng cuối năm cho thấy hoạt động ngành dệt may đang có tín hiệu khởi sắc sau thời gian dài chịu tác động bởi khủng hoảng chung của nền kinh tế…
Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…