Sau Nghị định 65, TCTD không được bán trái phiếu cho công ty con

Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa chính thức được ban hành quy định các doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu để đảo nợ cho chính mình, khiến việc đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục leo thang, trở ngại tiếp cận dòng vốn tín dụng.
Sau Nghị định 65, TCTD không được bán trái phiếu cho công ty con

Theo NHNN, tỷ trọng đầu tư TPDN trong tổng dư nợ tín dụng hiện nay dao động 2,3-3%. Tổng số dư đầu tư TPDN liên quan đến lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản của toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 7/2022 ở mức 134 nghìn tỷ đồng (chiếm 49,5% so với tổng đầu tư TPDN của toàn hệ thống). Theo quy định của NHNN, toàn bộ khoản đầu tư TPDN được tính vào các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn và được kiểm soát chặt chẽ tương tự như hoạt động cấp tín dụng thông thường.

Tỷ lệ đầu tư TPDN của TCTD tăng nhanh trong quý 1/2022. Bước sang quý 2/2022 (sau khi Thông tư 16/2021/TT-NHNN với những quy định chặt chẽ ra đời), tỷ lệ đầu tư này giảm mạnh. Cụ thể, Thông tư 16 tiếp tục quy định TCTD không được mua TPDN phát hành, trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp; đồng thời, bổ sung quy định chặt chẽ hơn nhằm góp phần kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư (TPDN của TCTD), đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng như: TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỉ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. TCTD không được mua TPDN phát hành với mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. TCTD không được bán TPDN cho công ty con của chính mình.

Ngoài ra, nhà đầu tư không được phép bán hoặc cùng góp vốn đầu tư TPDN với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tổ chức phân phối trái phiếu nếu hỗ trợ doanh nghiệp phát hành khống hoặc cung cấp thông tin sai sự thật, chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự (tùy theo mức độ vi phạm).

Có thể bạn quan tâm