SHB được chấp thuận chia cổ tức 20,9% bằng cổ phiếu

Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho phép Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Dự kiến, tổng số lượng cổ phiếu phát hành là 251,4 triệu cổ phần.
SHB được chấp thuận chia cổ tức 20,9% bằng cổ phiếu

Ngày 27/12, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho SHB tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng hiện tại lên hơn 14.550 tỷ đồng dưới hình thức chia cổ tức năm 2017 và 2018 bằng cổ phiếu. Tổng tỷ lệ cổ tức của hai năm này là 20,9%. Nguồn phát hành là từ nguồn lợi nhuận để lại chưa chia tính đến ngày 31/12/2018. Như vậy, SHB sẽ phát hành hơn 251,4 triệu cổ phiếu (tương đương giá trị hơn 2.514 tỷ đồng tính theo mệnh giá).

Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu này đã được Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 thông qua. Tại đại hội này, chia sẻ với cổ đông về lý do không chia cổ tức bằng tiền mặt, ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch SHB cho biết, “tất cả các ngân hàng đang hướng tới đạt chuẩn Basel II để nâng cao năng lực tài chính. SHB cũng không ngoại lệ và quyết tâm đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn này. Do vậy, một trong những yêu cầu thiết yếu là phải tăng vốn”. Bên cạnh đó là yêu cầu tăng vốn để phục vụ sự phát triển của các công ty con. Do vậy, phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu là khả thi nhất.

Cùng với việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận việc SHB tăng vốn điều lệ hơn 3.000 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Phương án tăng vốn điều lệ này đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua tại Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 23/4/2019. Để thực hiện tăng vốn, ngân hàng SHB sẽ phát hành gần 300,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Như vậy, hai đợt phát hành cổ phiếu này sẽ giúp SHB tăng vốn điều lệ thêm 5.500 tỷ đồng, lên mức hơn 17.500 tỷ đồng (tương đương mức tăng hơn 45%). Mục đích tăng vốn của SHB nhằm đạt chuẩn Basel II vào năm 2020, đẩy mạnh việc đầu tư vào công nghệ thông tin cũng như nâng cao năng lực quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính đến 30/9/2019, SHB có vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 357.000 tỷ đồng, vốn tự có đạt hơn 24.500 tỷ đồng. Hiện SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại hơn 520 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...