Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM công bố 74 cổ phiếu bị cắt margin quý 2/2023

Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố danh dách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ…
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM công bố 74 cổ phiếu bị cắt margin quý 2/2023

Danh sách này được Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) lập dựa vào Quyết định số 87/QĐ_UBCK (25/1/2017) của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán  và Quyết định số 1205/QĐ-UBCK (27/12/2017) sửa đổi quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán.

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Nhập chú thích ảnh

Lý do khiến các mã cổ phiếu bị đưa vào diện bị cắt margin khá đa dạng, từ nằm trong diện cảnh báo, trong diện kiểm soát đến kết quả kinh doanh thua lỗ…

Cụ thể, những cái tên nằm trong diện cảnh báo gồm: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOS), Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam (TNI), Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (TNA), Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera (TCR), Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (SMA), Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT), Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (SCD),  Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (RDP), Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Lập Phương Thành (PTL), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex (PIT), Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG), Công ty Cổ phần Dược HAI (HAI), Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng (DXV), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG), Công ty Cổ phầm COMA 18 (CIG).

Danh sách mã nằm trong diện kiểm soát gồm: Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Taseco (AST), Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (GAB), Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hội An (HOT), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 (HU1), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 (HU3), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật (JVC), Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (PMG), Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Quảng Bình (QBS), Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn (SJD), Công ty Cổ Phần Hạ tầng nước Sài Gòn (SII), … 

Kết quả kinh doanh thua lỗ gồm: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGM), Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú (APC), Công ty Cổ phần chứng khoán (APG), Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha (ASP),  Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE), Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc (DTL), Công ty Cổ phần Ngoại thương và phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (FDC), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), Công ty Cổ phần Hacisco (HAS), Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam (HID), Công ty Cổ phần An tiến Industries (HII), Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHP), Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC),... 

Ngoài ra, với các doanh nghiệp chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên 2022 đã xét quá 5 ngày làm việc gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD), Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG).

Bên cạnh đó, xét trong 3 tháng liên tiếp, HOSE đã thấy FUCTVGF3, FUCTREIT, FUEIP100, FUEKIV30 có quỹ đầu tư đại chúng có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng vị quỹ nhỏ hơn mệnh giá trên báo cáo. 

Trong danh sách này còn có một số mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin như ACG, FUEVTVGF4, FUEKIVFS.

Việc HOSE cắt margin của các doanh nghiệp trên nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư trước những mã cổ phiếu có rủi ro cao trên thị trường chứng khoán và đây cũng là chế tài đối với các doanh nghiệp niêm yết vi phạm quy định của pháp luật .

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...