Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM: Bảng giá đất mới không làm tăng giá bất động sản

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM bảng giá đất điều chỉnh được cập nhật từ giá giao dịch trên thị trường, thông qua các cơ quan thuế, văn phòng đăng ký đất đai...

Bảng giá đất mới của TP.HCM tăng
Bảng giá đất mới của TP.HCM tăng

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có tờ trình về việc ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn.

Bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Sau đó sẽ tổng kết, đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội để tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025. Đối với việc xây dựng bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại Luật Đất đai 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCm sẽ thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.

Nội dung tờ trình cho thấy, 5 tháng cuối năm 2024, giá đất ở đô thị cao nhất của thành phố là 810 triệu đồng/m2 tại các tuyến đường trung tâm như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… của quận 1, tăng gấp 5 lần (tương đương 648 triệu đồng/m2) so với bảng giá đất hiện hành.

Một số tuyến đường lân cận như đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ công trường Mê Linh đến cầu Nguyễn Tất Thành) có giá 528 triệu đồng/m2, tăng 422,4 triệu đồng/m2 so với bảng giá đất hiện hành.

Tại thành phố Thủ Đức, bảng giá đất hiện hành chỉ 5-7 triệu đồng/m2, có nơi trên 20 triệu đồng/m2, với bảng giá mới dự kiến cũng tăng cao. Ví dụ, đường Trần Não dự kiến có giá 149 triệu đồng/m2, trong khi bảng giá hiện hành chỉ từ 13-22 triệu đồng/m2; đường Thảo Điền hiện có giá khoảng 7,8 triệu đồng/m2, giá dự kiến lên từ 88-120 triệu đồng/m2.

Tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, giá đất theo dự kiến điều chỉnh tại nhiều nơi có giá gấp 10-20 lần so bảng giá đất tại tờ trình.

Sau khi ban hành tờ trình, nhiều người dân tại TP.HCM đã hoang mang, vì giá đất sẽ tăng cao. Ngay sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức họp báo về điều chỉnh giá đất theo Khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

Tại đây, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, để triển khai quy định mới này, căn cứ cơ sở dữ liệu hiện có từ các nguồn giá bồi thường được phê duyệt và giá chuyển nhượng trên thị trường thu thập từ các cơ quan quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và đơn vị tư vấn để cân đối, điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TP.HCM.

Qua khảo sát, lấy ý kiến trên Trang thông tin điện tử của thành phố và của Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả cho thấy, bảng giá đất dự kiến điều chỉnh 4.565 tuyến đường, tăng 557 tuyến đường so với số lượng tuyến đường được điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND thành phố.

Về giá đất, dự kiến tại dự thảo bảng giá đất điều chỉnh có tăng so với bảng giá đất tại Quyết định số 02 nêu trên khoảng 7 lần.

Tuy nhiên, bảng giá đất theo Quyết định 02 khi sử dụng phải nhân với hệ số điều chỉnh giá đất là 3,5 lần. Do đó, thực tế bảng giá đất điều chỉnh chỉ tăng khoảng 2,5 lần.

“Tức là, giá đất tại bảng giá đất dự kiến điều chỉnh chỉ tương ứng bằng 70% mặt bằng giá thị trường” đại diện Sở phân tích.

Cũng theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất từ 1/8/2024 không còn hệ số sử dụng đất và phải có bảng giá đất cho tái định cư. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng bảng giá đất mới để phù hợp với quy định của pháp luật.

“Như vậy, bảng giá đất dự kiến điều chỉnh là phản ánh đúng tình hình thực tế về giá đất trên địa bàn thành phố. Bảng giá đất điều chỉnh được cập nhật từ giá giao dịch trên thị trường, thông qua các cơ quan thuế, văn phòng đăng ký đất đai. Cạnh đó, đơn vị cũng cân chỉnh lại để đưa ra mức giá phù hợp và không làm tăng giá bất động sản trên thị trường”, ông Thắng nhấn mạnh.

Xem thêm

Doanh nghiệp điêu đứng vì bài toán định giá đất

Doanh nghiệp điêu đứng vì bài toán định giá đất

Bất cập từ định giá đất đã làm ảnh hướng rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản. Đây là vấn đề quan trọng nhất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra lời giải phù hợp để thúc đẩy thị trường...

Dùng AI để định giá đất: Tại sao không?

Dùng AI để định giá đất: Tại sao không?

Trước đây, việc định giá đất phụ thuộc vào các chuyên gia thẩm định với kinh nghiệm và dữ liệu lịch sử. Nhưng nay, với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), một kỷ nguyên mới đã được mở ra cho quá trình định giá.

Có thể bạn quan tâm

Lượng tiêu thụ căn hộ tại Hà Nội vượt qua TP.HCM

Lượng tiêu thụ căn hộ tại Hà Nội vượt qua TP.HCM

Thời gian qua, nguồn cung căn hộ trên thị trường bất động sản đã cải thiện hơn, cùng với đó, lượng tiêu thụ cũng tăng trở lại và Hà Nội đang dẫn đầu về cả nguồn cung và lượng tiêu thụ của thị trường...