Sông Đà 1.01 có đang bị… rút ruột?

Một “kỹ thuật” thường thấy trong kinh doanh, đó là chuyển tài sản từ tay phải sang tay trái để “rút ruột” doanh nghiệp đang được nhóm lãnh đạo cao cấp của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) thực hiện…
Sông Đà 1.01
Chung cư Eco Green Tower (nay là Viễn Đông Star) đã được bàn giao cho người mua nhà nhưng doanh thu về Sông Đà 1.01 bị mất hút

Như ThuonggiaOnline đã đưa, kể từ năm 2018 đến nay, các báo cáo tài chính của Sông Đà 1.01 đang có khá nhiều vấn đề cần được giải đáp ngay, nhằm trả lời và trấn an lo lắng của các cổ đông.

Một trong số đó là tính minh bạch trong triển khai kinh doanh dự án Tổ hợp thương mại văn phòng và nhà ở cao tầng chung cư Eco Green Tower (nay là Viễn Đông Star), tại số 1 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Được biết, Dự án Eco Green Tower tiền thân là khu đất của Công ty cổ phần Hóa chất (Chemco). Năm 2009, Chemco ký kết hợp đồng hợp tác triển khai Dự án Eco Green Giáp Nhị với Sông Đà 1.01.

Song đến tận năm 2015, dự án mới được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt về quy hoạch kiến trúc với quy mô 28 tầng và 1 tầng hầm, tổng số 294 căn hộ.

Tuy nhiên, số phận “long đong” của lô đất chưa dừng lại. Khi dự án chính thức cho phép triển khai cũng là thời điểm mà cả Sông Đà 1.01 lẫn Chemco rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Tới ngày 6/11/2019, Sông Đà 1.01 quyết định chuyển nhượng dự án cho công ty cho Công ty TNHH Thương Mại và Đầu tư Bất động sản Bình Minh. Theo đó, hai công ty ký kết "Hợp đồng mua bán khung các căn hộ chung cư số: 01/HĐMBK-Eco-Green Tower".

Lần đổi chủ này, dự án được “thay áo mới” bằng cái tên Viễn Đông Star.

Ai cũng hiểu, về bản chất, hợp đồng khung chỉ phác thảo trước nội dung, vấn đề chung. Tức hai bên cần đàm phán và đi đến thống nhất các điều khoản cụ thể để triển khai giao dịch trong thực tế.

Hay hiểu đơn giản, trong trường hợp này, Sông Đà 1.01 và Bình Minh cần phải phát sinh một hợp đồng chuyển nhượng dự án chính thức, hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hai bên chưa phát sinh hợp đồng này.

Điều đó có nghĩa, bất kể dự án Eco Green Tower có được “gắn” với Bình Minh thế nào. Thì về thực chất, Sông Đà 1.01 vẫn là chủ thực sự của dự án và là pháp nhân có đủ năng lực ký hợp đồng bán căn hộ cho khách hàng, hay ký vay nợ, trả nợ, thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước, hay nghĩa vụ tài chính với các bên liên quan tới dự án.

Đáng nói, mặc dù chưa sở hữu Eco Green Tower nhưng Bình Minh đã đem cầm cố dự án cho TPBank. Theo thông tin trên Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư Pháp, với tài sản bảo đảm là dự án Eco Green Tower, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh đã ký hợp đồng vay vốn với TPBank tại ngày 13/11/2019, tức hơn 3 tháng sau khi Sông Đà 1.01 ký hợp đồng khung với Bình Minh.

Cũng ngay sau thời điểm đó, Bình Minh gấp rút triển khai bán các căn hộ dự án. Đến nay, dự án đã được Bình Minh bàn giao cho người mua nhà. Nhưng oái oăm là, Sông Đà 1.01 chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ dự án Eco Green Tower hay từ Bình Minh.

Điều này dẫn tới thực tế, Bình Minh đang chiếm dụng tiền bán dự án của Sông Đà 1.01, và là chiếm dụng kéo dài trong nhiều năm.

Toà chung cư Eco green Tower vẫn được treo ở báo cáo tài chính Sông Đà 1.01 ở mục "chi phí SXSXKD dở dang"
Doanh thu của chung cư Eco Green Tower vẫn được treo tại báo cáo tài chính Sông Đà 1.01 ở mục "chi phí SXSXKD dở dang" trong nhiều năm

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh thành lập năm 2017, địa chỉ tại tầng 9, số 36 Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Cổ đông sáng lập là ông Hoàng Thế Dũng có tỷ lệ vốn góp là 25 tỷ đồng (tương đương 50% vốn điều lệ).

Trong khi đó, ông Hoàng Thế Dũng lại trùng tên với một người thuộc Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ Viễn Đông – doanh nghiệp cũng có trụ sở tại tầng 9, số 36 Hoàng Cầu. Ngoài ra, Viễn Đông cũng chính là tên gọi mới của Dự án Eco Green Tower như đã nêu.

Được biết, Chủ tịch của Tập đoàn Viễn Đông là ông Nguyễn Bình Đông, sinh năm 1968. Phải nhấn mạnh thêm,ông Đông cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Sông Đà 1.01 và giữ chức Phó tổng giám đốc từ tháng 7/2019 đến nay.

Các dữ liệu trên cho thấy, chắc chắn ông Đông có liên quan đến mối quan hệ giữa Sông Đà 1.01 và Bình Minh. Điều này cũng khiến cho những câu hỏi của cổ đông Sông Đà 1.01 về tính minh bạch dự án Eco Green Tower là có cơ sở.

Và thế là những câu hỏi dạng như “lãnh đạo của Sông Đà 1.01 cố tình để bị chiếm dụng vốn hay cố tình rút ruột công ty”, nếu có được cổ đông đặt ra, cũng không quá lạ.

Xem thêm

Chuyển chủ, Sông Đà 1.01 có gì hấp dẫn?

Chuyển chủ, Sông Đà 1.01 có gì hấp dẫn?

Tình hình kinh doanh bết bát, vay nợ gấp 15 vốn chủ sở hữu… là những khó khăn hiện hữu của CTCP Sông Đà 1.01. Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng, đây cũng là một doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án tọa lạc tại vị trí “vàng” của Thủ đô, lượng hàng tồn kho đang ở mức “khủng”.

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…