S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát

S&P 500 và Nasdaq giảm điểm vào 11/3 khi các nhà đầu tư chuẩn bị chờ đón dữ liệu giá tiêu dùng và giá sản xuất trong tuần này, được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm manh mối về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có bắt đầu cắt giảm lãi suất trong những tháng tới hay không…

S&P 500 và Nasdaq giảm nhẹ khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát

Kết thúc phiên 11/3, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 46,97 điểm (+0,12%) lên 38.769,66 điểm, S&P 500 mất 5,75 điểm (-0,11%) xuống 5.117,94 điểm và Nasdaq Composite giảm 65,84 điểm (-0,41%) còn 16.019,27 điểm.

Cổ phiếu chip tiếp tục chứng kiến đà đi xuống trong ngày, với Nvidia giảm 2%, Advanced Micro Devices mất 4,3% và Broadcom hạ 1,2%.

Cổ phiếu Boeing trượt hơn 3% sau khi có tin tức Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg kêu gọi nhà sản xuất máy bay hợp tác trong các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ về trường hợp khẩn cấp trên không đối với máy bay Alaska Airlines 737 MAX 9 vào ngày 5/1 vừa qua.

Trong khi đó, cổ phiếu của Equitrans Midstream tăng 1,5% nhờ thông tin EQT Corp quyết định mua lại đơn vị cũ này trong một thỏa thuận toàn cổ phiếu. Cổ phiếu EQT giảm 7,8%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,90 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,06 tỷ cổ phiếu trong cả 20 phiên vừa qua.

Về khía cạnh kinh tế, dữ liệu giá tiêu dùng tháng 2 của Mỹ sẽ được công bố vào 12/3, với dự đoán về mức tăng hàng tháng là 0,4% và 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo giá sản xuất của Mỹ sẽ được công bố vào 14/3.

Tim Ghriskey, chiến lược gia danh mục đầu tư cấp cao tại Ingalls & Snyder cho biết: “Những dữ liệu này có xu hướng biến động hơn… và chắc chắn thị trường sẽ di chuyển theo chúng. Sẽ có những ý kiến cho rằng nước Mỹ có nguy cơ đối mặt với lạm phát mới - hoặc sớm đối mặt với nguy cơ đó - nhưng cũng sẽ có người tin vào tín hiệu giảm phát và điều đó sẽ cho phép Fed hạ lãi suất”.

Trên thực tế, có những yếu tố cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế mạnh mẽ đã làm chậm đà tăng của thị trường chứng khoán trong tháng trước khi các nhà giao dịch đẩy lùi kỳ vọng về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên tới tháng 6 thay vì tháng 3 như trước đây.

Cuộc họp ấn định lãi suất tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào tuần tới.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ít có thay đổi trong ngày thứ Hai do lo ngại giảm bớt về xung đột ở Trung Đông và dữ liệu của Trung Quốc cho thấy nhu cầu yếu trong khi hoạt động lọc dầu của Mỹ tăng.

Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 5 ổn định ở mức 82,21 USD/thùng, tăng 13 cent. Trong khi đó, hợp đồng tương lai WTI giảm 8 cent xuống còn 77,93 USD/thùng.

“Tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó, tình hình hiện nay có thể được coi là thùng rỗng một nửa hoặc thùng đầy một nửa”, chuyên gia Phil Flynn chỉ ra các lực cản trái chiều khiến giá dầu khó thể di chuyển xa theo bất kỳ hướng nào.

Cả hai loại dầu chuẩn này đều giảm vào tuần trước sau khi dữ liệu Trung Quốc cho thấy nhu cầu yếu hơn ở nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Dầu Brent đóng cửa giảm 1,8%, mặc dù vẫn ở mức trên 80 USD/thùng trong hơn một tháng. WTI kết thúc ở mức thấp hơn 2,5%.

Dữ liệu hôm 7/3 ghi nhận nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2023, nhưng yếu hơn so với những tháng trước đó, tiếp tục xu hướng giảm mua.

Đồng thời, các nhà đầu tư dầu mỏ dường như đang bỏ qua xung đột địa chính trị tại Trung Đông mà ban đầu được coi là nguyên nhân thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Tamas Varga của công ty môi giới dầu mỏ PVM nhận xét: “Có vẻ như xung đột ở Trung Đông không nằm trong số những động lực thúc đẩy các nhà đầu tư, vì nó không dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung đáng kể”.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm điểm vào 8/3 sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên, với cổ phiếu chip đảo chiều và báo cáo về thị trường lao động cho thấy có nhiều việc làm mới hơn so với dự kiến cùng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...