Start-up IoT: Cơ hội nhiều nhưng cần có vốn

Tại sự kiện Hi-Tech Konec IoT do tiểu ban kết nối đầu tư TECHFEST 2017 tổ chức, ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT đã chia sẻ phương pháp giải quyết khó khăn cho các
Start-up IoT: Cơ hội nhiều nhưng cần có vốn

Các năm gần đây, Internet of Things (IoT) - Internet kết nối vạn vật đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không loại trừ trong số đó.

Các start-up trong lĩnh vực này, ngày càng tăng lên về số lương nổi bất phải nhắn đến như Farm Factory, giải pháp hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh, hệ thống bãi đỗ xe thông minh, mạng giám sát môi trường nông nghiệp ngư nghiệp Aevosor hay hệ thống giám sát - quản lý ao nuôi thủy sản thông minh, trồng nấm tự động ứng dụng IoT và Smart Algae - hệ thống giàn nuôi tảo…..

Như bao start-up ở các lĩnh vực khác, các start-up IoT cũng còn vướn rất nhiều khó khăn. Đơn cử, như dự án của Phạm Khôi Nguyên là “Hệ thống giám sát và cảnh báo các vấn đề về tim mạch” - một giải pháp chăm sóc sức khỏe tự động và liên tục cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Bộ sản phẩm gồm 4 thiết bị gắn trên người bệnh nhân và ứng dụng di động để bác sĩ và người nhà theo dõi tình trạng của bệnh nhân, chỉ riêng giá thành vật liệu đã tới 192 đô la Mỹ, sẽ khó khăn nếu đưa sản phẩm ra thị trường hiện nay. “Nhập vật liệu từ Trung Quốc giá rẻ nhưng không bền, nhập từ Mỹ và châu Âu thì giá quá cao”, Khôi Nguyên chia sẻ.

Giải quyết vấn đề này, tại sự kiện Hi-Tech Konec IoT, ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP công nghệ DTT cho biết, làm về IoT chi phí đầu tư ban đầu có thể đắt, vì vậy các start-up cần chuẩn bị một số vốn ban đầu tương đối.

Nhưng cũng có nhiều cách để giảm thiểu, như kết hợp các đơn vị sản xuất cùng tác để giảm thiểu chi phí cũng là một phương án tốt ”, ông Trung chia sẻ.

Nói thêm về chi phí, ông Trung cho hay, bên cạnh chi phí lắp đặt ban đầu, nhưng chi phí về bảo hành bảo trì thay thế cũng tương đối lớn, các start-up cũng cần chú ý đến vấn đề này.

Như bài học của các nước khác, khi họ sản xuất ra một đầu đo cảm ứng để trong shop bán hàng giá trị ban đầu chỉ vài trăm nghìn nhưng hàng tháng phải bào trì và chi phí khoảng 3 năm lên gấp 3-4 lần chi phí ban đầu. Vì vậy, các doanh nghiệp khi sản xuất phần cứng IoT phải để ý đến câu chuyện bảo hành bảo trì.

“Khi làm IoT đừng suy nghĩ đơn giản quá, với IoT cơ hội rất nhiều, nhưng khi làm phải hiểu cả phần cứng cả phần mềm, hiểu các bài toán về chuyên môn sâu theo từng ngành và phải tính toán được hiệu quả đầu tư thì có thể làm được”, ông Trung nhấn mạnh.

baodautu.vn/start-up-iot-co-hoi-nhieu-nhung-can-cohttp://baodautu.vn/start-up-iot-co-hoi-nhieu-nhung-can-co-von-d70868.html

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...