Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?

Hoạt động tại Việt Nam, do đội ngũ người Việt sáng lập ra nhưng lại đăng ký kinh doanh tại Singapore, là thực tế của nhiều startup hiện nay.
Startup Việt “chạy” sang Singapore khởi nghiệp: Nên mừng hay lo?

CEO Nguyễn Minh Quý của Novaon từng kể một vài chi tiết trong hành trình mở công ty tại Singapore của mình như sau: "Khi chúng tôi mua một máy tính để thành lập Novaon Singapore, họ cho tiền mua máy tính, trang thiết bị khác, mình chỉ mất 40%, họ trả lại cho mình 60%. Đó là trách nhiệm của Nhà nước phải làm để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp".

Thậm chí, thủ tục thành lập tại đây còn rất đơn giản khi một doanh nghiệp nước ngoài như Novaon chỉ mất 2 ngày và vốn điều kiện tối thiểu 1 USD là đã có giấy phép hoạt động.

"Khuyến khích phải thế. 1 USD, 2 ngày. Đó là khuyến khích. Bạn nghe thấy điều ấy bạn đã biết là nên lập doanh nghiệp ở đâu rồi", CEO Novaon nói.

Trên thực tế, với nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty đơn giản, miễn giảm thuế trong các năm đầu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài mở công ty ở sở tại, hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện, cơ hội gọi vốn và vươn ra thế giới dễ dàng hơn,...Singapore đang trở thành điểm dừng chân của các startup ngoại.

Tại Việt Nam, nhiều startup, bằng cách này hay cách khác đang thành lập công ty ở Singapore nhưng đội ngũ chủ chốt vẫn ở Việt Nam. Các công ty tại Singapore chỉ được dùng làm đại diện pháp nhân, với văn phòng rất nhỏ và nhân sự rất ít để tiết kiệm chi phí tối đa, mọi công việc khác thực tế đều do nhân sự tại Việt Nam đảm trách.

Tất nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về số lượng các startup Việt Nam đăng ký thành lập ở đảo quốc sư tử, dù xu hướng này đã xuất hiện từ những năm 2015, 2016. Bên cạnh Singapore, các startup Việt Nam còn tìm đến một số quốc gia khác trong khu vực như Philippines, Thái Lan... để lập công ty nhưng đây vẫn là vấn đề đáng suy ngẫm.

CEO Trần Việt Hùng của GotIt!

Trong một cuộc trao đổi bên lề với chúng tôi, CEO Trần Việt Hùng của GotIt! lý giải các startup thường không có nhiều thời gian để theo đúng quy trình. Trong nhiều trường hợp, khi cơ hội đến, họ phải lựa chọn thành lập công ty, kêu gọi đầu tư nhanh chóng nếu không sẽ để mất cơ hội. Ở những quốc gia chưa hoàn thiện về nền tảng pháp luật và có hệ thống tài chính hỗ trợ tốt, việc startup dời đến một quốc gia khác có thủ tục dễ dàng, được hỗ trợ tốt hơn là điều dễ hiểu.

"Xu hướng startup Việt phải ra chỗ khác đầu tư, thành lập doanh nghiệp không hẳn là tốt, vì sau này nếu công ty ấy thành công, thành quá có thể Singapore được hưởng nhiều hơn Việt Nam. Làm sao để startup ở lại, đồng thời thu hút được startup từ chỗ khác đến khởi nghiệp, tạo thêm giá trị tại đây sẽ tốt hơn".

Trong khi đó, Shark Trần Anh Vương, nhà đầu tư, "cá mập" trong mùa 1 chương trình Shark Tank Việt Nam lại có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề này. Dưới quan điểm của Shark Vương, thế giới giờ là thế giới phẳng, khởi nghiệp ở đâu cũng không quá quan trọng.

"Có người thích khởi nghiệp ở Singapore vì những điều kiện kinh doanh tốt hơn, thuận lợi hơn cho ngành nghề của họ. Có người nghĩ thuận lợi ở đâu cũng không bằng khởi nghiệp ở đất nước mình, công hiến cho xã hội mình. Điều này tùy thuộc vào từng cá nhân thôi".

"Tôi cho là không có định nghĩa khởi nghiệp ở đâu tốt hơn. Khởi nghiệp ở Việt Nam còn vô vàn điều kiện tốt, bằng chứng là nhiều người nước ngoài còn sang đây thành lập công ty, làm những thứ trước nay chúng ta chưa từng nghĩ đến. Chúng tỏ Việt Nam cũng tốt đấy chứ", Shark Vương khẳng định.

Theo Cafebiz.vn

Có thể bạn quan tâm

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...