Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/2

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/2 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 23/2

MWG: CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG – HOSE) thông qua phương án phát hành hơn 19,2 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 3 và tháng 4/2022.

CEE: CTCP Đầu tư Tân Tam Mã, cổ đông của CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CEE – HOSE) đã bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu CEE sở hữu, tỷ lệ 2,53% trong ngày 16/2 theo phương thức thỏa thuận.

COM: Ngày 18/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2021 của CTCP Vật tư – Xăng dầu (COM – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 21/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 07/4/2022.

DRH: CTCP DRH Holdings (DRH – HOSE) thông qua chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi, có đảm bảo bằng tài sản với tổng mệnh giá 400 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý I/2022.

VNG: CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công, cổ đông lớn của CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG – HOSE) đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu VNG từ ngày 28/2 đến 29/3 theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại VNG lên hơn 23,51 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 24,17%.

DBD: Bà Trịnh Thị Xuân, vợ ông Nguyễn Tiến Hải – Thành viên HĐQT CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (DBD – HOSE) đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu DBD từ ngày 25/2 đến 23/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Xuân sẽ giảm sở hữu tại DBD xuống còn hơn 797.000 cổ phiếu, tỷ lệ 1,38%.

SJF: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (SJF – HOSE) đã mua vào 1 triệu cổ phiếu SJF, tỷ lệ 1,26% từ ngày 25/1 đến 21/2 theo phương thức khớp lệnh. Trước giao dịch, ông Nghĩa chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu SJF nào.

CMX: Ông Bùi Đức Cường, Phó tổng giám đốc CTCP Camimex Group (CMX – HOSE) đã bán ra hơn 2,22 triệu cổ phiếu CMX từ ngày 26/1 đến 21/2 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Cường đã giảm sở hữu tại CMX xuống còn 4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,4%.

DC4: CTCP Phát triển và Kinh doanh nhà, cổ đông lớn của CTCP Xây dựng DIC Holdings (DC4 – HOSE) đã bán ra hơn 154.000 cổ phiếu DC4 trong ngày 17/2. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại DC4 xuống còn hơn 13,47 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 26,96%.

FRT: Ông Nguyễn Việt Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số (FRT – HOSE) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu FRT từ ngày 01/3 đến 30/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Việt Anh sẽ nâng sở hữu tại FRT lên hơn 712.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,9%.

HAP: Ngày 22/2, HĐQT CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP – HOSE) đã có nghị quyết dự kiến chủ trương trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 về việc chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%.

GVR: Ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR – HOSE) đã mua vào 120.000 cổ phiếu GVR từ ngày 20/1 đến 18/2 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Thành đã nắm giữ 170.000 cổ phiếu GVR.

HEV: Ngày 07/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm 2021 của CTCP Sách Đại học – Dạy nghề (HEV – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 08/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 14%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/3/2022.

PVI: Funderburk Lighthouse Ltd, cổ đông lớn của CTCP PVI (PVI – HNX) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVI từ ngày 24/2 đến 24/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, cổ đông trên đang nắm giữ hơn 28,6 triệu cổ phiếu PVI, tỷ lệ 12,21%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...