Sứ mệnh của giới doanh nhân Viêt!

Việt Nam không chỉ có gạo, cà phê, mà đã có thương hiệu ô tô Việt, có điện thoại smartphone thương hiệu Việt, có tỷ phú USD là người Việt...
Sứ mệnh của giới doanh nhân Viêt!

Việt Nam không chỉ có những phiên chợ nổi, chợ phiên, mà còn có những doanh nghiệp được giới kinh doanh trong khu vực và trên thế giới nhắc đến như Viettel, FPT, Vingroup, BRG, Vietjet Air, Thaco...

Việt Nam đã, đang có những vị trí cao hơn trong các bảng xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia... Và Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hơn trong những vụ kiện chống bán phá giá, khi nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Việt đang trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm...

14 năm trước, khi Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định chọn ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Trong Ngày Doanh nhân Việt Nam đầu tiên, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Nếu không có một đội ngũ doanh nhân đủ trình độ, có năng lực cạnh tranh cao, không có những thương hiệu Việt Nam đi khắp thế giới, thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đào thải, Việt Nam không thể thoát được đói nghèo".

Việt Nam hiện trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, đang được nhắc đến là địa điểm đầu tư hấp dẫn. Cộng đồng kinh doanh Việt Nam đang ngày càng đông đảo, gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và những tập đoàn lớn, hoạt động đa ngành.

Giới doanh nhân Việt Nam đang ghi nhiều dấu ấn mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thế giới với tinh thần khởi nghiệp, với bản lĩnh kinh doanh và đặc biệt là hoài bão lớn về tương lai xán lạn của nền kinh tế, của đất nước...

Vào thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đi cùng nền kinh tế thế giới nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet, của dữ liệu lớn, của trí tuệ nhân tạo…nhưng thách thức cũng vô cùng lớn, thậm chí khó định hình.

Trong một cuộc gặp doanh nghiệp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói: “Doanh nghiệp, doanh nhân là những người định hình tương lai đất nước”. Như vậy, ở một góc độ nhất định, trên một bình diện nhất định, có thể hiểu rằng, mỗi khi nền kinh tế đứng trước những bước ngoặt, cơ hội mới, thì doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng tiên phong trong thực hiện, tìm kiếm và tận dụng cơ hội. Lần này, Chính phủ đang rất nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, sẵn sàng thay đổi để thúc đẩy, để hậu thuẫn ý tưởng - sáng tạo kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới.

Chưa bao giờ, doanh nghiệp, doanh nhân lại xuất hiện nhiều như vậy trong các chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Chưa bao giờ, tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của người dân lại trở thành những trọng tâm trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương, của bộ, ngành... nhiều như vậy.

Sứ mệnh cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đi nhanh tới phồn vinh, thịnh vượng đang đặt lên vai cộng đồng doanh nhân Việt ở tất cả các ngành, lĩnh vực.

Tương lai của nền kinh tế đang cần nhiều hơn những doanh nhân tiên phong, cần nhiều hơn những hành động thiết thực, lan tỏa, truyền cảm hứng...

Theo Bảo Duy/Báo Đầu tư

Tựa đề do Thương Gia biên tập lại 

baodautu.vn/su-menh-doanh-nhan-d89245.html https://baodautu.vn/su-menh-doanh-nhan-d89245.html

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…