Hạ tầng giao thông siêu kết nối
Sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bất động sản phía Tây Hà Nội, trong vài năm gần đây, các chủ đầu tư đã và đang đẩy mạnh xây dựng đại đô thị tại khu vực phía Đông nhằm tận dụng lợi thế hạ tầng giao thông hiện đại, quỹ đất rộng lớn cùng triển vọng tăng tốc nhanh chóng.
Chia sẻ với báo chí, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường nhận định, trong 5 phương án mở rộng phát triển Hà Nội, phương án lấy sông Hồng đặt giữa Hà Nội, mở rộng về phía Đông hơn, kéo dài từ Ba Vì tới Hưng Yên… là phương án hữu hiệu nhất. Mặc dù tâm lý xưa nay “ngại sang sông” nhưng xu hướng Hà Nội phát triển về phía Đông – nơi có địa thế đất cao, không có ngập lụt sẽ xóa dần rào cản tâm lý đó. Việc phát triển Hà Nội theo hướng tỏa ra 2 phía sông Hồng cũng chính là phù hợp địa thế theo phong thủy, là bền vững nhất.
Trong vòng 5-7 năm gần đây, phía Đông Hà Nội chứng kiến sự “thay da đổi thịt” đáng kinh ngạc với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối các huyết mạch giao thông chính của miền Bắc và cả nước như: đường thủy, đường sắt, hàng không, các quốc lộ 1A, 1B, 5A, 5B, đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng... Sự kết nối với các vùng lân cận còn chặt chẽ hơn khi Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 cây cầu vượt sông Hồng trong tương lai.
Hiện, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và đường vành đai 4 nối liền Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh, đấu nối vào cao tốc Nội Bài – Hạ Long đã được phê duyệt quy hoạch. Các công trình hạ tầng được hoàn thiện tiếp tục rút ngắn khoảng cách giữa trung tâm Thủ đô với bên kia sông Hồng, khiến tâm lý phải qua sông không còn là trở ngại, góp phần làm tăng thêm giá trị bất động sản khu vực này. Hơn nữa, hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ siêu kết nối này mới đảm bảo cho sự phát triển tăng tốc của tam giá kinh tế vùng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Khu vực phía Đông vẫn còn quỹ đất rộng, dễ dàng phát triển các đại đô thị quy mô lớn, đẳng cấp, hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại. Trong xu hướng phát triển đô thị vệ tinh, giảm tải áp lực cho khu vực nội đô, các đô thị ở phía Đông Hà Nội được hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên như: không gian thoáng đãng, khí hậu mát mẻ do cận các sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Bắc Hưng Hải), phù hợp cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị.
Chuỗi đô thị đáng sống kiểu mẫu
Nhiều doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh đầu tư các dự án đô thị lớn để tận dụng lợi thế quỹ đất rộng và hạ tầng giao thông siêu kết nối tại phía Đông Hà Nội. Điển hình là các dự án đô thị lớn như Ecopark, Vincom Village, BerRiver Jardin…, đặc biệt là đại đô thị Vinhomes Ocean Park quy mô rộng tới 1.200 ha, bao gồm 3 tổ hợp (dự án): Ocean Park 1, Ocean Park 2, Ocean Park 3. Trong đó, Ocean Park 1 mở bán từ năm 2018, đến nay đã có 50.000 dân về sinh sống và dự án Ocean Park 2 mở bán hồi tháng 5 cũng gây sốt thị trường. Hiện, Ocean Park 3 (Vinhomes Ocean Park – The Crown) đang sắp ra mắt thị trường, là tâm điểm thu hút giới đầu tư và người có nhu cầu ở, kinh doanh. Dự án có quy mô tới 293,96 ha, tổng mức đầu tư 32.000 tỷ đồng, hiện đang triển khai xây dựng với tiến độ thần tốc.
“Tận dụng lợi thế địa kinh tế phía Đông Hà Nội, dựa vào hệ thống hạ tầng lớn, là tư duy phát triển đô thị mới hiện đại... Những khu đô thị mới của Vingroup sẽ có sức phát triển đặc sắc, kiểu mẫu vì hạ tầng không lo ngập nước, có nhiều tiện ích cho cư dân sinh sống, nghỉ dưỡng, sẽ tạo thành chuỗi đô thị giúp thúc đẩy sự phát triển phía Đông mạnh mẽ hơn”, ông Đặng Hùng Võ đánh giá.
Đánh giá về triển vọng phát triển đô thị phía Đông Hà Nội, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, cách đây 3 năm, phát triển khu vực 2 bờ sông Hồng là tầm nhìn tuyệt vời về phát triển đô thị Hà Nội. Nếu ta có tầm nhìn đó và thực thi được, diện mạo thủ đô sẽ khác hẳn và đất nước cũng đẹp hơn. Các dự án đô thị lớn của doanh nghiệp đầu tư ở khu vực này là đang hiện thực hóa việc phát triển Hà Nội theo hướng 2 bờ sông Hồng.
Theo TS Vũ Đình Ánh, sức hút của bất động sản ở phía Đông Hà Nội là do sở hữu 5 yếu tố lợi thế sẵn có và hình thành trong tương lai. Thứ nhất, hạ tầng kết nối đô thị có cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, các cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, kết nối liên kết vùng.
Thứ hai, phía Đông là nơi hội tụ những cư dân tương lai từ các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… để những con đường cao tốc được sử dụng hiệu quả, không bỏ hoang, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Có điều lợi thế là chủ đầu tư lớn như Vingroup đã đầu tư hệ thống xe bus điện để kết nối vào hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho cư dân di chuyển.
Thứ ba, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, xu hướng phát triển đô thị về phía Đông là phù hợp, sẽ kéo gần khoảng cách không gian địa lý, đáp ứng nhu cầu của dân cư vùng Đông bắc bộ.
Thứ tư, với mức độ đô thị hóa ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 35%, việc phát triển các dự án đô thị quy mô lớn sẽ theo hướng hình thành không gian sống chuẩn mực cao, có sẵn hạ tầng và hạ tầng đi trước vài bước như cách làm của Vingroup, sẽ thu hút cư dân hơn.
Thứ năm, mô hình đô thị gắn kết với giao thông, với không gian sống và phát triển kinh tế ở phía Đông Hà Nội, phù hợp định hướng đô thị vệ tinh.
Có thể thấy, sự phát triển nhiều đại đô thị hoàn thiện, kết nối giao thông thuận tiện, đa tiện ích sống cao cấp, sẽ thúc dẩy sự dịch chuyển dân cư từ nội đô Hà Nội ra các đô thị mới, cũng như thu hút lượng lớn người dân từ các tỉnh phía Bắc về sinh sống.
“Trong tương lai, khu vực phía Đông dự kiến sẽ trở thành một trung tâm mới của Hà Nội, nhất là khi toàn bộ dự án Ocean Park quy mô dân số 400.000 dân được hoàn thiện, các chuỗi cung ứng đổ về Việt Nam nhiều hơn, công việc cũng dịch chuyển mạnh từ thành phố cũ sang… Dự báo, giá bất động sản tại đây sẽ nhân 3-4 lần trong vòng 5 năm tới”, ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch Công ty cổ phần Địa ốc Vietstarland dự báo.