Tái định hình FDI Việt Nam: Chiến lược chọn lọc dòng vốn chất lượng cao, bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” để tái định hình dòng chảy FDI, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, đã đến lúc chúng ta cần một chiến lược chọn lọc khắt khe, ưu tiên những dự án mang theo nguồn vốn chất lượng cao…

fdi.jpg
Việt Nam cam kết cải cách mạnh mẽ để nâng tầm dòng vốn FDI

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 - Vietnam Connect Forum 2025, các chuyên gia, nhà hoạch định chiến lược đã đề dẫn những vấn đề cốt lõi, những giải pháp tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư FDI, bắt kịp xu hướng phát triển trong giai đoạn mới.

ĐỘT PHÁ FDI THẾ HỆ MỚI

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là cần có những giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI. Mục tiêu là hướng đến việc đón nhận một thế hệ các dự án FDI mới, có chất lượng cao hơn về mọi mặt. Đồng thời, một trọng tâm quan trọng khác là làm thế nào để thu hút một cách hiệu quả các dự án công nghệ cao và công nghệ sạch. Song song với đó, việc tăng cường năng lực đào tạo công nghệ trong nước đóng vai trò then chốt để tối đa hóa giá trị gia tăng mà FDI mang lại cho nền kinh tế.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Công Thương giải đáp vấn đề dưới góc độ cơ quan quản lý. Theo ông Tuấn, trong suốt quá trình phát triển kinh tế, vai trò huyết mạch và vô cùng quan trọng của khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) đối với sự tăng trưởng của đất nước đã được khẳng định một cách nhất quán.

screenshot-2025-04-24-070104.png
5 ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất và 10 tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI nhiều nhất trong năm 2024

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu kết quả thu hút FDI hiện tại đã đáp ứng được kỳ vọng đặt ra hay chưa. Một cách thẳng thắn, câu trả lời là chúng ta cần đạt được nhiều hơn thế. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lưu tâm trong công tác thu hút FDI như: Chất lượng FDI chưa thực sự đồng đều, số lượng dự án công nghệ cao ở các khâu then chốt (thượng nguồn) còn hạn chế; trình độ công nghệ sử dụng chưa đảm bảo yêu cầu; và đặc biệt là sự liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vẫn chưa được như mong đợi.

Về giải pháp cho vấn đề thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài FDI, theo quan điểm của ông Tuấn, có nhiều yếu tố cần được xem xét bên cạnh việc tiếp tục triển khai quyết liệt ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Một giải pháp then chốt là duy trì và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, cần tạo điều kiện để họ thực sự gắn bó và đồng hành lâu dài với Việt Nam.

Để xây dựng niềm tin vững chắc, một vai trò quan trọng là giải quyết triệt để các điểm nghẽn hiện tại, đồng thời tái tạo một môi trường đầu tư thực sự công bằng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao trong khu vực để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ đã được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian qua, nhằm thúc đẩy các mô hình tăng trưởng mới và tạo ra các động lực tăng trưởng mới trong các lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như công nghệ cao.

Một yếu tố quan trọng không kém là làm thế nào để các nhà đầu tư nước ngoài thực sự muốn ở lại Việt Nam lâu dài. Theo tôi, điều này không chỉ nằm ở các quyết sách của Chính phủ hay các chỉ đạo từ Quốc hội và các Bộ ngành, mà còn phụ thuộc vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn ngay từ chính các doanh nghiệp FDI. Họ phải coi Việt Nam là ngôi nhà thứ hai để cùng thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam”, ông Tuấn bày tỏ.

CHỌN LỌC DỰ ÁN CHẤT LƯỢNG CAO

Trước đó, phát biểu dẫn đề tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương khẳng định, Việt Nam đang là điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Theo ông, đối với Việt Nam, lợi thế cạnh tranh không chỉ đến từ quy mô thị trường gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và mức tiêu dùng gia tăng nhanh chóng, mà còn nhờ mạng lưới 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP; môi trường kinh doanh cải thiện, chính trị ổn định và chính sách ưu đãi hấp dẫn.

z6533859041661-ba17cae2b1569fb4daa99d50a04c8738.jpg
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương

Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng tăng tốc để đạt được hai mốc mục tiêu phát triển quan trọng vào năm 2030 và 2045. Trọng tâm là vượt qua nguy cơ tụt hậu, tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt trên 8% vào năm 2025 và phấn đấu hai con số ở giai đoạn tiếp theo.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp đột phá, trong đó có các cải cách có tính cách mạng như tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Song hành với nỗ lực kiến tạo một nền tảng vững chắc. Những chuyển động mang tầm chuyển đổi sâu sắc này đặt ra một yêu cầu tất yếu: cần xây dựng một khung chính sách mới cho việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.

Thay vì phương thức tiếp cận dàn trải, Việt Nam chủ trương tinh lọc dòng vốn, hướng đến những dự án tạo ra giá trị gia tăng vượt trội, bảo vệ môi trường sống, tăng cường liên kết chuỗi giá trị, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển, và củng cố nền tảng công nghiệp quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn tồn tại những vấn đề cố hữu, mang tính then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả thu hút đầu tư. Ông cam kết, Việt Nam đang quyết tâm cải cách sâu rộng ở nhiều khâu, từ chính sách thuế, thủ tục hải quan đến các quy trình đầu tư. Mục tiêu là nâng cao hiệu suất, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Xem thêm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Có thể bạn quan tâm

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Chiều dài đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội là 14 km không bao gồm đoạn nhánh kết nối, trong đó: đoạn tuyến xây dựng mới khoảng 7 km; đoạn tiếp theo đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 khoảng 7 km). Tổng chiều dài toàn tuyến (Bắc Ninh - Hà Nội) khoảng 35,5 km...

WB dự báo GDP Việt Nam 2025 tăng 6,8%

WB dự báo GDP Việt Nam 2025 tăng 6,8%

Mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% của WB thấp hơn mục tiêu tăng trưởng chính thức của Chính phủ là ít nhất 8% trong năm nay và mức tăng trưởng 7,09% của năm ngoái...

UOB nói gì về mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam năm 2025?

UOB nói gì về mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam năm 2025?

Mục tiêu của Việt Nam là tăng trưởng GDP năm 2025 lên ít nhất 8% và đặt tham vọng tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030 có cơ sở để đạt được, song vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là rủi ro từ chính sách thuế quan…