Tài sản các tỷ phú công nghệ giảm chóng mặt theo chỉ số Nasdaq

Các tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới vừa trải qua một ngày đáng quên, khi giá trị tài sản ròng của họ sụt giảm mạnh theo chỉ số Nasdaq của thị trường chứng khoán Phố Wall.
Tài sản các tỷ phú công nghệ giảm chóng mặt theo chỉ số Nasdaq

Trong đó, tài sản của tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Amazon.com - sụt 8,2 tỷ USD...

Nasdaq sụt 4,4% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong hơn 7 năm, cuốn phăng 33 tỷ USD khỏi tổng tài sản cá nhân của 61 người giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ - theo dữ liệu của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Trong đó, theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Amazon.com - sụt 8,2 tỷ USD, còn 138 tỷ USD.

Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg của Facebook mất 3,2 tỷ USD. Hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin của Google mất tổng cộng 4,5 tỷ USD.

500 người giàu nhất thế giới trong xếp hạng trên mất tổng cộng 71 tỷ USD trong ngày thứ Năm, khi cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đánh mất toàn bộ thành quả tăng từ đầu năm.

Lý do chính dẫn đến phiên giảm này của chứng khoán Mỹ là nỗi lo của nhà đầu tư về triển vọng lợi nhuận của các công ty niêm yết và triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Tính đến ngày thứ Năm, S&P - thước đo rộng nhất của chứng khoán Phố Wall - đã giảm liền 6 phiên, dưới áp lực của hàng loạt vấn đề, từ chiến tranh thương mại, lãi suất tăng, vấn đề ngân sách Italy, cho tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra ở Mỹ trong chưa đầy 2 tuần nữa.

Hồi đầu tháng 9, tài sản của ông Bezos đạt đỉnh ở mức 166 tỷ USD. Như vậy, trong vòng chưa đầy 2 tháng, ông đã mất xấp xỉ 30 tỷ USD do sự bán tháo cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu.

Tuy nhiên, so với thời điểm đầu năm, tài sản của vị tỷ phú 54 tuổi này vẫn tăng hơn 47 tỷ USD.

Trái lại, tài sản của ông Zuckerberg đã giảm gần 12 tỷ USD từ đầu năm, một phần do Facebook vướng vào một loạt vụ bê bối dữ liệu.

Theo Diệp Vũ/Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…