Tạm đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan

Nguồn tin của Tổng cục Hải quan vừa xác nhận, ông Dương Phú Đông, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan đã bị tạm đình chỉ chức vụ, công tác để làm rõ một số vấn đề về trách nhiệm trong quản lý nhập
Tạm đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan

Trong đó có việc Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu (Euro Auto) giả công văn, giấy tờ nhập khẩu xe ô tô BMW về Việt Nam đồng thời làm rõ nhiều vấn đề có liên quan khác nữa. 

Đồng thời, ông này cho biết Tổng cục Hải quan đang kiểm điểm trách nhiệm ông Đông về vụ việc xảy ra ở Công ty Euro Auto, cùng nhiều vụ việc khác liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân ông Đông

Một nguồn tin khác của Dân trí cũng cho biết, vụ việc nhập khẩu của Euro Auto đã được cơ quan chức năng chính thức khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các sai phạm.

"Trước đó, trong một cuộc họp gần đây tại Bộ Tài chính, ông Dương Phú Đông đã bị phê phán gay gắt vì vụ việc có liên quan đến công ty Euro Auto gian lận nhập khẩu, làm giả giấy tờ lừa đảo khách hàng.

Trước đó, như Dân Trí đưa tin, sau khi thanh tra Bộ Tài chính có kết luận về sai phạm của Euro Auto, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Hải quan dừng thông quan toàn bộ lô xe ô tô nhập khẩu BMV của công ty trên.

Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ và đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố vụ án lừa đảo khách hàng, làm giả giấy tờ xuất nhập khẩu, nhập ô tô không có xuất xứ nguồn gốc chính hãng của Công ty Euro Auto.

Cụ thể, theo kết luận của Bộ Tài chính, các sai phạm của Euro Auto là tự ý tiêu thụ hàng hóa (là lô hàng ô tô nhập khẩu BMW) khi chưa được cơ quan Hải quan địa phương cho thông quan trong thời gian được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.

"Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, Euro Auto không cung cấp được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô BMW từ công ty nhập khẩu, có dấu hiệu gian lận, lừa dối khách hàng.

Thực tế, (C/O) là giấy tờ bắt buộc trong hoạt động khai báo hàng hóa nhập khẩu bởi căn cứ vào giấy tờ này, cơ quan chức năng mới biết được hàng hóa đó là chủng loại nào, xuất xứ ở đâu, hàng có đạt chất lượng hay hàng thử nghiệm, trôi nổi tại các nước khác; hàng có rủi ro về tính mạng, sức khỏe con người hay không.

Trường hợp các nhà nhập khẩu cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo đúng quy định, hoàn toàn được quyền nhập khẩu hợp pháp. Tuy nhiên, nếu không có C/O, thì không thể xác nhận được loại xe đó được sản xuất từ đâu, có được phép nhập và Việt Nam hay không; dòng xe sản xuất chính thức hay chỉ là lô ô tô chạy thử (test) trước khi đưa vào sản xuất đại trà...

Sai phạm khác theo kết luận của Bộ Tài chính là Công ty Euro Auto đã bị tố là sử dụng tài liệu làm giả như: Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại... để nhập khẩu lô xe BMW về Việt Nam. Đây là hành vi lừa dối khách hàng, có dấu hiệu gian lận.

Theo Dân Trí 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...