Tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ giảm dần theo từng quý

Tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 tổ chức ngày 30/3 tại Hà Nội do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì, đại diện Bộ KH&ĐT báo cáo kịch bản tăng trưởng kinh tế 2
Tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ giảm dần theo từng quý

Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh quý 1/2018, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định với nhiều tín hiệu tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt mức 7,38%, mức cao nhất của quý 1 trong 10 năm qua.

Tổng kim ngạch XK hàng hoá trong quý ước đạt 107,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017. Đây cũng là quý VIệt Nam xuất siêu 1,3 tỷ USD.

Ở khu vực DN, quý 1 cả nước có 26.785 DN được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 278.489 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,2% và 2,7% về số lượng DN và số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, có gần 7.900 lượt DN thay đổi vốn, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong quý I đạt gần 764.000 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ", Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, trrên cơ sở những kịch bản tăng trưởng của các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ KH&ĐT đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế 2018. Theo đó, kịch bản một, tăng trưởng GDP 2018 là 6,7% và kịch bản hai tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8%.

Một điểm đáng lưu ý, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, đó là qua so sánh giữa các kịch bản tăng trưởng GDP với năm 2017 theo từng quý và mô hình tăng trưởng truyền thống quý cho thấy mô hình tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước không còn duy trì được trong năm 2018. Theo đó, tăng trưởng theo từng quý cũng như luỹ kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 có xu hướng giảm dần.

Theo đại diện Bộ KH&ĐT, nguyên nhân là do sự gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Samsung và nhà máy Formosa đã giúp tăng trưởng GDP 2017 có sự bứt phá mạnh mẽ giữa các quý. Trong khi đó, những yếu tố bứt phá của năm 2018 là chưa rõ ràng, vì thế xu hướng tăng trưởng các quý của năm 2018 có xu hướng giảm dần là tất yếu.

Phát bểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để đạt đựoc mục tiêu tăng trưởng, cần kiểm soát nắm chắc quá trình tăng trưởng để có sự điều hành kịp thời.

“Kịch bản tăng trưởng chỉ thực hiện được khi các nhân tố tham gia diễn biến đúng như kế hoạch. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, có thể nhân tố này tăng nhân tố khác giảm... do đó cần kiểm soát nắm chắc quá trình tăng trưởng, đây là điểm mới của điều hành Chính phủ mà chúng ta đã làm từ quý 3/2017. Năm nay, chúng ta đã tiến hành ngay từ quý 1/2018”, Phó Thủ tướng nói.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các DN, các địa phương phải nắm chắc các nhân tố tạo tăng trưởng, các địa phương phải nắm được những khó khăn của DN. Các bộ tham gia quản lý kinh tế phải nắm chắc các nhân tố diễn biến sản xuất kinh doanh của ngành.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...