Tập đoàn FLC đạt doanh thu 7.275 tỷ đồng, tăng 31% trong 6 tháng

Trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của Tập đoàn FLC tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.275 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ đạt 151 tỷ đồng, giảm 23%.
Tập đoàn FLC đạt doanh thu 7.275 tỷ đồng, tăng 31% trong 6 tháng

Doanh thu tài chính đạt hơn 1.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã: FLC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh vẫn tăng trưởng khả quan.

Trong quý 2, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của FLC đạt 3.255 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng do giá vốn tăng tới 25% lên tới hơn 3.306 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp bị âm gần 51 tỷ đồng. Luỹ kế lợi nhuận gộp của 6 tháng qua chỉ đạt 33,5 tỷ đồng, chỉ bằng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, FLC ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính đột biến lên tới 728,6 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ quý 2/2018. Tổng doanh thu hoạt động tài chính trong nửa đầu năm nay lên tới 1.040 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Quý 2 năm nay cũng ghi nhận các khoản chi phí của FLC tăng cao, gồm: chi phí bán hàng tăng 15%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 113%, chi phí khác tăng gấp 4 lần… Đặc biệt là chi phí lãi vay trong kỳ cũng tăng gấp đôi lên 173 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế quý 2 vẫn đạt 79,2 tỷ đồng, tăng tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau thuế còn 13,2 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Tập đoàn FLC ghi nhận tổng doanh thu hơn 7.275 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Song lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 151 tỷ đồng, giảm 22,5%. Do chi phí thuế TNDN tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế của tập đoàn chỉ còn lại 21 tỷ đồng, bằng 1/5 so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch năm 2019 sẽ đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, thì qua 6 tháng kinh doanh, Tập đoàn FLC mới hoàn thành được lần lượt 36,4% và 21% kế hoạch đề ra.

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Tập đoàn FLC tiếp tục tăng thêm 1.608 tỷ đồng, lên tới 27.497 tỷ đồng (tương đương gần 1,2 tỷ USD) và nằm trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn tỷ đô trên sàn chứng khoán.

“Gánh lỗ” cho Bamboo Airways

Từ năm 2018, Tập đoàn FLC mở rộng kinh doanh vào lĩnh vực hàng không với việc thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (FLC sở hữu 100% vốn điều lệ) – đơn vị vận hành hãng hàng không Bamboo Airways. Đầu năm 2019, Bamboo Airways đã cất cánh bay thương mại với đội tàu bay 10 chiếc, chủ yếu hoạt động khai thác 17 đường bay nội địa ở các điểm đến lớn như Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM, Phú Quốc và đường bay quốc tế tới Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chia sẻ với cổ đông, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cũng thừa nhận giai đoạn đầu khai thác Bamboo Airways gặp khó khăn, vẫn bị lỗ lớn. Nguyên nhân là do FLC tập trung đầu tư lớn cho việc mua sắm máy bay mới, xây dựng đội ngũ nhân sự, hệ thống vận hành… để đảm bảo khai thác tới 30 tàu bay, dù hiện tại FLC mới chỉ nhận 10 tàu bay.

Do FLC phải đầu tư chi phí rất lớn vào hãng hàng không Bamboo Airways mới đi vào hoạt động, trong khi doanh thu và lợi nhuận còn hạn chế… nên đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn FLC.

Báo cáo riêng lẻ cho thấy, kết quả kinh doanh của Công ty mẹ - FLC vẫn ghi nhận đà tăng trưởng mạnh. Trong đó, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng hơn 80%.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực tài chính và nhân sự cho Bamboo Airways, ông Trịnh Văn Quyết hi vọng, đến hết năm 2019 và đầu 2020 khi hãng hàng không của FLC khai thác 30 tàu bay thì Bamboo Airways sẽ có lãi. Hiện tại, nếu loại trừ chi phí nuôi đội tàu bay dự kiến thì công ty cũng đã cân đối được chi phí, doanh thu để có lãi.

Theo kế hoạch khai thác vận tải hàng không, Bamboo Airways sẽ phấn đấu nâng tần suất chuyến bay khai thác lên 100 chuyến/ngày, phục vụ tối thiểu 5 triệu lượt hành khách.

Trong nửa đầu năm 2019, Tập đoàn FLC vẫn ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thiết bị, vật liệu xây dựng… với hơn 3.038 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.

Tập đoàn FLC đã cung cấp ra thị trường hàng ngàn sản phẩm chất lượng, đa dạng trong các mảng nghỉ dưỡng, nhà ở đô thị, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê… Nhưng doanh thu từ kinh doanh bất động sản giảm nhẹ, còn doanh thu từ cung cấp dịch vụ của FLC đã tăng gấp 6 lần lên tới 1.813 tỷ đồng trong 6 tháng qua.

Cùng với việc mở rộng đầu tư hàng loạt dự án lớn ở lĩnh vực bất động sản, xây dựng, giáo dục, y tế… quy mô nợ của FLC cũng tăng nhanh. Đến hết tháng 6/2019, tổng nợ phải tiếp tục tăng lên mức 18462 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm hơn 80,5% tỷ trọng nợ. Công nợ lớn chủ yếu ở nợ vay và thuê tài chính, nợ tiền người bán, tiền nhận trước của khách hàng, chi phí…

>> Ông Trịnh Văn Quyết lại cam kết: “Tôi hứa sẽ mua vào cổ phiếu FLC”

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...