Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giải thể Văn phòng đại diện tại Campuchia

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bất ngờ tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện tại Campuchia từ ngày 1/6/2025 giữa lúc bức tranh tài chính quý 1/2025 của doanh nghiệp này lộ rõ những gam màu xám...

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giải thể Văn phòng đại diện tại Campuchia

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) vừa chính thức công bố việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại Campuchia từ ngày 1/6/2025. Thông tin được phát đi trong công văn số 1160/PLX-TCKT ngày 21/5/2025 như một công bố thông tin bất thường gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Theo nội dung quyết định số 499/PLX-QĐ-HĐQT do Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex, ông Phạm Văn Thanh ký ngày 20/5. Mặc dù thông báo của Petrolimex không nêu rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng việc giải thể một văn phòng đại diện tại thị trường nước ngoài cho thấy đây là động thái có tính toán, phản ánh sự điều chỉnh chiến lược trong giai đoạn mới của Tập đoàn xăng dầu lớn nhất Việt Nam.

Bức tranh tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy nhiều gam màu trầm khi các chỉ số kinh doanh chủ chốt đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Những thách thức từ thị trường thế giới, đặc biệt là biến động giá dầu thô, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực phân phối xăng dầu.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 của Petrolimex ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 67.896 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Giá vốn hàng bán cũng giảm tương ứng gần 9%, xuống còn 64.149 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận không được cải thiện, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 3.711 tỷ đồng, giảm tới 20% so với cùng kỳ.

Áp lực không chỉ đến từ hoạt động cốt lõi. Trong kỳ, doanh thu tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi cũng giảm nhẹ 6%, xuống 421 tỷ đồng. Dù vậy, nhờ mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫn ở mức thấp, chi phí lãi vay của Petrolimex đã giảm đáng kể 15%, còn 165 tỷ đồng. Ngược lại, một số chi phí khác lại có xu hướng tăng: chi phí bán hàng tăng 5% lên 3.353 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 10%, lên 263 tỷ đồng.

Tổng hòa các yếu tố, lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của PLX chỉ còn 211 tỷ đồng mức giảm lên tới 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng lợi nhuận của công ty mẹ ghi nhận mức sụt giảm còn sâu hơn, giảm 88%, chỉ đạt 133 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía Petrolimex, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận lao dốc đến từ những biến động bất lợi trên thị trường năng lượng thế giới. Giá dầu thô WTI đã giảm mạnh từ 77,8 USD/thùng vào đầu quý xuống chỉ còn 67,04 USD/thùng vào cuối quý. Diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, mà còn khiến doanh nghiệp phải tăng mạnh trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để phòng ngừa rủi ro tài chính.

Trước bối cảnh thị trường nhiều biến động, PLX đặt kế hoạch thận trọng cho năm 2025. Cụ thể, doanh thu hợp nhất dự kiến giảm 13% còn 248.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế cũng đặt mục tiêu giảm 19%, về mức 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả đạt được sau quý đầu tiên – 358 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – PLX mới chỉ hoàn thành hơn 11% mục tiêu cả năm, cho thấy áp lực phía trước là không nhỏ.

Về mặt tài chính, đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của Petrolimex giảm nhẹ 1,5% so với đầu năm, về mức 80.035 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản, lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tới 30.460 tỷ đồng, tăng nhẹ và chiếm 38% tổng tài sản. Hàng tồn kho cũng ghi nhận mức tăng 2%, lên gần 15.677 tỷ đồng, tương đương khoảng 20% tổng tài sản.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tăng vọt lên 334 tỷ đồng cao gấp 4,5 lần so với đầu năm, phản ánh rõ rệt tác động từ xu hướng giảm giá dầu.

Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả của Petrolimex giảm 2,8% xuống còn 50.515 tỷ đồng, góp phần cải thiện phần nào cơ cấu tài chính. Tuy vậy, riêng nợ vay tài chính lại có xu hướng tăng mạnh, đạt 20.055 tỷ đồng, tăng tới 15,4% so với đầu năm, cho thấy áp lực tài chính trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm vẫn hiện hữu.

anh-chup-man-hinh-2025-05-22-luc-180328.png

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, cổ phiếu PLX giảm 1,42%, xuống còn 34.800 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao dịch 813.800 cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...