Thái Nguyên thu hồi thêm hơn 3.600 ha đất để làm 312 dự án

Thái Nguyên đề xuất bổ sung danh mục 312 dự án cần thu hồi đất với diện tích hơn 3.600 ha trong năm 2021. Danh mục có nhiều dự án khu đô thị, dự án nhà ở với quy mô lớn.
Thái Nguyên thu hồi thêm hơn 3.600 ha đất để làm 312 dự án

UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây có Tờ trình đề nghị HĐND tỉnh Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục 312 dự án thu hồi đất, có chuyển đổi mục đích sử dụng 974,06 ha đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, 312 dự án trên được chia thành ba nhóm danh mục đề xuất bổ sung. Nhóm thứ nhất gồm 49 dự án gần 147 ha có chuyển mục đích sử dụng hơn 39 ha đất trồng lúa.

Nhóm thứ hai gồm 245 dự án thu hồi đất với tổng diện tích gần 2.022 ha, trong đó có chuyển mục đích sử dụng hơn 404 ha đất trồng lúa.

Nhóm thứ ba gồm 18 dự án thu hồi đất với tổng diện tích gần 1.434 ha, có chuyển mục đích sử dụng hơn 530 ha đất trồng lúa phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép chuyển mục đích. 

Đáng chú ý, trong đó có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy mô “khủng” như: Khu đô thị sinh thái thể thao Hồ Ghềnh Chè thuộc xã Bình Sơn (TP Sông Công) diện tích 480,32 ha (trong đó đất trồng lúa 61 ha); Khu đô thị hai bên tuyến đường du lịch Sông Công – Núi Cốc cũng thuộc xã Bình Sơn quy mô 45,4 ha (đất trồng lúa 28 ha);

Khu đô thị và dịch vụ tiện ích Sông Công 2 (Khu B) diện tích 35,7 ha (đất trồng lúa 17 ha); Khu đô thị số 1B, 1A xã Bá Xuyên có diện tích lần lượt là 30,6 ha và 32,5 ha (diện tích đất trồng lúa đều 15 ha); Dự án Khu đô thị số 2 phường Phố Cò (TP Sông Công) diện tích 29 ha (đất trồng lúa 14 ha);

Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên 154,36 ha (đất trồng lúa 118,37 ha) tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên; Dự án chăn nuôi lợn, gà công nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng cây lâu năm và sản xuất phân vi sinh 201 ha (đất trồng lúa 18,75 ha) tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ…

Tại tờ trình, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng kiến nghị HĐND tỉnh thông qua, điều chỉnh tên dự án đối với 4 dự án trên địa bàn huyện Phú Bình.

Cụ thể, gồm: Khu dân cư và tái định cư xóm Trung 3, xã Điềm Thụy (Công ty Việt Á) nay điều chỉnh thành dự án Khu đô thị số 6 thuộc đô thị mới Điềm Thụy; Dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp nay điều chỉnh thành Khu nhà ở xã hội Điềm Thụy; dự án Khu dân cư tại xã Điềm Thụy (Công ty TNHH tập đoàn Nguyễn Minh Phúc) đổi tên thành Khu đô thị số 3 thuộc đô thị mới Điềm Thụy; dự án xây dựng hạ tầng Khu nhà ở và Khu sinh tháo xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương (Công ty TNHH Ngọc Xuân) điều chỉnh thành Điểm dân cư Ngọc Xuân.

Cùng với đó, tỉnh kiến nghị điều chỉnh diện tích đất trồng lúa đối với ba dự án trên địa bàn thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên. 

Đồng thời đưa 4 dự án chưa thực hiện được trong năm 2021 ra khỏi Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh. Cụ thể, gồm: Khu đô thị số 1 quy mô 13 ha thuộc xã Bá Xuyên, TP Sông Công; Điểm dân cư Ngọc Long quy mô 18 ha tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình; Điểm dân cư Tiền Tiến quy mô gần 20 ha và Khu thể dục thể thao phục vụ công cộng Núi Ngọc quy mô gần 90 ha đều nằm tại Nga My, huyện Phú Bình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…