Thâm nhập khu “chợ đen” buôn bán chip Nvidia AI cao cấp tại Trung Quốc

Trước tình hình căng thẳng địa chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc phải tìm tới “chợ đen” để có thể sở hữu những con chip AI Nvidia cao cấp…

“Này này! Làm thế nào để tôi có thể mua chip AI cao cấp nhất của Nvidia?”. Đây là một câu hỏi được truyền tai nhau khá nhiều ở một số nhóm doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khi họ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ. Và câu trả lời không đâu khác chính là khu chợ điện tử Huaqiangbei nổi tiếng ở thành phố Thâm Quyến phía nam Trung Quốc.

20.000 USD cho một con chip AI Nvidia

Dù được gọi là chợ đen, nhưng Huaqiangbei thực chất là tòa nhà SEG Plaza có 10 tầng lầu chật kín các cửa hàng điện tử, buôn bán mọi thứ từ linh kiện máy ảnh đến drone (máy bay không người lái). Không chỉ có vậy, nơi này còn chấp nhận các giao dịch liên quan đến chip, được hoạt động một cách kín đáo hơn và hoàn toàn không quảng cáo. 

Tất nhiên, những con chip nhỏ bé những vô cùng quan trọng này có mức giá không hề rẻ. Hai nhà cung cấp tại Huaqiangbei, tiết lộ trực tiếp với Reuters rằng họ có thể cung cấp một số lượng nhỏ chip trí tuệ nhân tạo A100 do nhà thiết kế Nvidia của Mỹ sản xuất, với giá 20.000 USD/con chip - gấp đôi mức giá thông thường.

Mặc dù mua hoặc bán chip cao cấp của Mỹ không phải là bất hợp pháp ở Trung Quốc, nhưng các hạn chế xuất khẩu mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành đã tạo ra một thị trường ngầm với các nhà cung cấp không muốn bị chính quyền Mỹ hoặc Trung Quốc giám sát. 

Khi AI bùng nổ trên toàn cầu sau thành công vang dội của OpenAI ChatGPT, nhu cầu về chip AI cao cấp đã tăng vọt, đặc biệt là đối với bộ vi xử lý của Nvidia, vốn được coi là tốt nhất trong việc xử lý các tác vụ học máy.

Vào tháng 9/2022, chính quyền của tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho Nvidia ngừng xuất khẩu hai loại chip tiên tiến nhất của họ - A100 và H100 - sang Trung Quốc và Hồng Kông. Đây là một phần trong nỗ lực cản trở sự phát triển siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại gia tăng. Động thái này theo sau một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn. 

chip Nvidia

Nhìn chung, những người mua tiềm năng của các loại chip này thường là nhà phát triển ứng dụng, công ty khởi nghiệp, nhà nghiên cứu hoặc giới game thủ. Thậm chí, một đơn vị cung cấp còn cho biết họ có nhóm khách hàng là chính quyền địa phương của Trung Quốc.

Theo tiết lộ của ông Ivan Lau, đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Pantheon của Hồng Kông, người đang cố gắng mua 2-4 thẻ chip A100 để chạy các mô hình AI mới nhất của start-up cho biết: “Hiện chúng tôi đang nói chuyện với hai nhà cung cấp giấu tên. Họ báo giá 150.000 HKD (19.150 USD) cho mỗi con chip và nói thẳng rằng sẽ không có bảo hành hay bất kỳ hỗ trợ kĩ thuật nào”. 

Hiện tại, Reuters không thể ước tính tổng khối lượng chip Nvidia A100 và H100 được nhập lậu vào Trung Quốc cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu của các giao dịch đến đâu.

Các chiêu thức ngầm

Trong một tuyên bố gửi tới Reuters, đại diện của Nvidia cho biết họ không được phép xuất khẩu A100 hoặc H100 sang Trung Quốc, mà thay vào đó cung cấp các sản phẩm thay thế có công suất thấp hơn. "Nếu chúng tôi nhận được thông tin rằng đối tác vi phạm thỏa thuận và xuất khẩu các sản phẩm bị hạn chế sang Trung Quốc hoặc các khu vực liên quan, chúng tôi sẽ có hành động ứng phó phù hợp ngay lập tức”, tuyên bố lưu ý. 

Trước đó, vào thời điểm chính quyền tổng thống Biden ban hành điều luật, Nvidia dự kiến rằng doanh thu trong quý thứ ba của công ty có thể suy giảm 400 triệu USD nếu các công ty Trung Quốc quyết định không mua các sản phẩm thay thế cùng hãng. 

Các sản phẩm thay thế thiết kế riêng cho Trung Quốc - A800 và H800 - được coi là phiên bản chậm hơn của những dòng chip tân tiến nhất hiện đang được mua bởi các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Tencent Holdings và Alibaba, cũng là những doanh nghiệp có “hầu bao” rủng rỉnh để nhập khẩu số lượng lớn.

Trong khi đó, các nhà cung cấp ngầm hé lộ rằng họ mua chip chủ yếu theo hai cách: chộp lấy lượng hàng dư thừa tại các “chợ đen nước ngoài” khi Nvidia vận chuyển sản phẩm tới các công ty lớn của Mỹ hoặc nhập khẩu thông qua các công ty ở Ấn Độ, Đài Loan và Singapore. Nhưng điều này cũng có nghĩa là số lượng chip mà họ có thể kiếm được là hạn chế và chắc chắn không thể đáp ứng đủ yêu cầu để xây dựng một mô hình ngôn ngữ AI hoàn chỉnh ngay từ đầu. 

Theo công ty nghiên cứu TrendForce, một mô hình tương tự như GPT của OpenAI sẽ yêu cầu hơn 30.000 thẻ Nvidia A100. Nhưng số lượng ít hơn cũng có thể chạy các tác vụ máy học phức tạp và nâng cao các mô hình AI hiện có. 

chip Nvidia

Trên một số website uy tín chuyên giao dịch hàng điện tử, có 40 gian hàng bán chip A100 hầu hết đến từ khu chợ Huaqiangbei. Tuy nhiên, chip NA100 (chưa thể xác định thật giả) cũng có thể được tìm thấy trên trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba, Xiaohongshu hay Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc.

Một số nhà cung cấp cảnh báo rằng hàng giả đã trở nên phổ biến hơn trước, với việc tân trang những con chip cũ sao cho giống A100 để đánh lừa người mua. 

Trong khi đó, các chip H100 mới có mặt trên thị trường từ tháng 3, dường như khó kiếm hơn nhiều. Chỉ một trong số 10 nhà cung cấp mà Reuters nói chuyện cho biết họ có thể mua được H100.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…