Thêm một cổ phiếu "họ" FLC bị hạn chế giao dịch

Từ 1/7/2022, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC sẽ bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch.

HOSE cho biết, nguyên nhân là do GAB chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Như vậy, cổ phiếu GAB sẽ chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thoả thuận kể từ ngày 7/10/2022.

GAB
Trên thị trường chứng khoán, sau khi kết phiên 25/03/2022 với mức giá 196,400 đồng/cp, cổ phiếu GAB đã không còn thanh khoản.

Về việc chưa thể công bố BCTC soát xét bán niên, công ty "họ" FLC này cho biết đã và đang nỗ lực hết sức tìm kiếm và thuyết phục các đơn vị kiểm toán đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện BCTC soát xét bán niên 2022.

Tuy nhiên, các đơn vị kiểm toán vẫn e dè và từ chối hợp tác với GAB vì liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết và các cổ đông. Theo kết luận từ cơ quan điều tra, cổ phiếu GAB là một trong số 6 cổ phiếu bị ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá.

Sau khi ông Quyết bị bắt, hoạt động chung của GAB bị ảnh hưởng đáng kể và chủ tịch HĐQT GAB đã xin từ nhiệm. Trên thị trường chứng khoán, sau khi kết phiên 25/03/2022 với mức giá 196,400 đồng/cp, cổ phiếu GAB đã không còn thanh khoản.

Ngày 5/10, cổ phiếu GAB đã bị HoSE đưa vào diện cảnh báo. Do cổ phiếu GAB không có giao dịch trong vòng 6 tháng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.

Không những thế, cổ phiếu GAB cũng bị HOSE đưa ra khỏi hai bộ chỉ số là VNSmall và VNAllshare. Nguyên nhân của việc này là do, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chuyển cổ phiếu này từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...