Thêm một doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng kinh doanh để hạn chế thua lỗ

Mới đây, Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Cao su (mã chứng khoán: RCD) thông báo sẽ tạm ngừng kinh doanh từ ngày 15/5/2023 – 30/4/2024…
tạm ngừng kinh doanh
RCC tạm ngừng kinh doanh để hạn chế thua lỗ

Cụ thể, Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM đã có giấy xác nhận về việc Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Cao su (mã chứng khoán: RCD, tên viết tắt: RCC), mã số thuế: 0300695916 và tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày 15/5/2023 đến ngày 30/4/2024.

Lý do tạm ngừng nhằm để hạn chế thua lỗ thêm và tái cấu trúc lại công ty, sắp xếp lại công việc ngành nghề kinh doanh phù hợp và bảo toàn vốn cho cổ đông.

Theo đó, việc tạm ngừng này căn cứ vào nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 về việc nghiên cứu và quyết định phương án, giải pháp kinh doanh để giải quyết tồn đọng, tái cấu trúc khi công ty không có nguồn công việc mới cũng như tình hình dịch bệnh khi đó đang diễn ra phức tạp, khó lường nhằm hạn chế tối đa rủi ro thua lỗ.

Trong báo cáo tài chính năm 2020, RCC báo lỗ sau thuế 39,5 tỷ đồng, năm 2021, công ty tiếp tục lỗ sau thuế 1,8 tỷ đồng. Đến năm 2022, doanh nghiệp có lãi gần 1,3 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/12/2022, luỹ kế lợi nhuận của RCC gần 10 tỷ đồng và không có khoản nợ tài chính.

Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Cao su có địa chỉ tại 402 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Quận 10, TP.HCM. Công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Kỹ thuật Xây dựng Chế biến Cao su theo Quyết định số 4239/QĐ/BNN-TCCB ngày 29/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đại diện doanh nghiệp là ông Trần Xuân Chương, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty.

Lĩnh vực hoạt động chính của RCC là đây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác như thi công đường cấp phối, thấm nhập nhựa; thi công công trình thủy lợi phục vụ ngành cao su và nông nghiệp; đầu tư phát triển nhà ở phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và nông thôn; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; trồng rừng, cây cao su, chế biến cao su…

Trước đó, Thuonggiaonline đã đưa tin, vào tháng 3 một doanh nghiệp bất động sản cũng xin tạm ngừng kinh doanh đó là Công ty Cổ phần Licogi 166.  Tại tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Licogi 166 cho biết công ty không có nguồn tài chính để hoạt động, người lao động đã nghỉ việc, không thể triển khai được hoạt động kinh doanh.

Tổng Giám đốc Licogi 166 kiến nghị ĐHĐCĐ cho phép tạm dừng hoạt động công ty, thực hiện việc thanh lý các tài sản, thu hồi công nợ để trả nợ lương, nợ ngân hàng, nợ cá nhân và nợ các nhà cung cấp.

Được biết, Licogi 166 đã gặp nhiều khó khăn từ năm 2019, thiếu việc làm, khó khăn về tài chính, nhiều dự án triển khai bị vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng từ phía chủ đầu tư quá chậm.

Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của Licogi 166 càng gặp khó khăn dẫn đến việc dư nợ vay tại các tổ chức tín dụng bị quá hạn và chuyển sang nhóm nợ xấu từ tháng 7/2021.

Năm 2022, công ty đã dừng thi công các dự án, một số dự án đã ký cũng phải dừng hoặc chuyển cho đơn vị khác thực hiện. Đặc biệt, HĐQT đã nghỉ và chưa bầu được HĐQT thay thế, do đó, toàn bộ nhân viên công ty đã nghỉ việc từ đầu năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…