Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Chứng khoán ngày 9/9 – 13/9, VN-Index giao dịch tuần này tiếp tục là một tuần giảm điểm với thanh khoản thấp. Điểm nhấn giao dịch diễn ra vào phiên ngày 10/9 khi VN-Index giảm 12,5 điểm trước khi có 3 phiên cuối tuần đều đi ngang trong biên độ hẹp. Kết tuần VN-Index giảm -22,25 điểm (-1,75%) xuống mốc 1.251,71 điểm, HNX-Index giảm 2,23 điểm (-0,95%) xuống 232,42 điểm.

Độ rộng thị trường phiên cuối tuần nghiêng nhẹ về bên bán với 147 cổ phiếu giảm giá, 142 cổ phiếu tăng giá, 67 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 78 cổ phiếu tăng giá, 69 cổ phiếu tham chiếu và 60 cổ phiếu giảm giá.

Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này cao hơn so với tuần giao dịch sau lễ trước đó (do có đủ 5 phiên giao dịch so với 3 phiên của tuần trước) nhưng giá trị giao dịch trung bình phiên trên 3 sàn giảm 21,29% trong đó giá trị khớp lệnh tại HOSE trong 2 phiên giao dịch cuối tuần giảm xuống dưới 10.000 tỷ và thấp nhất kể từ ngày 30/10/2023.

Khối ngoại tuần này tiếp tục đà bán ròng với -1.122,65 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã MSN (-316,83 tỷ), HPG (-309,95 tỷ), VPB (-249,19 tỷ) và MWG (-211,18 tỷ)...ở chiều ngược lại, mua ròng FPT (+238,27 tỷ), CTG (+128,62 tỷ)...

Cùng với đó, bán ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -17,27 tỷ đồng, tập trung tại các mã SHS (-56,17 tỷ), MBS (-27,87 tỷ) và LAS (-10,78 tỷ), chiều mua ròng nổi bật với IDC (+32,03 tỷ), PVS (+30,53 tỷ), PVI (+10,11 tỷ)...

Nhóm ngành tích cực góp phần cho điểm số của thị trường tuần này là hóa chất, phân bón và cao su với các mã CSV (+0,51%), DCM (+2,14%), BFC (+0,33%), GVR (+0,29%), PHR (+1,40%), ...

Một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như công nghệ thông tin, tiêu biểu như FPT (+0,68%), ELC (+0,84%), ITD (+4,46%)...Nhóm thực phẩm và đồ uống giao dịch khởi sắc với SBT (+8,37%), BAF (+12,68%), DBC (+5,56%), PAN (+3,97%)...

Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã phân hóa điểm số như ngành ngân hàng với TPB (+2,54%), NAB (+1,85%)...VPB kết tuần tham chiếu (0%), tuy nhiên chiều giảm điểm có SSB (-15,28%), BID (-2,23%), TCB (-2,63%), CTG (-1,69%)...

Nhóm ngành bảo hiểm chịu ảnh hưởng của bão lũ nên giao dịch kém tích cực với BVH (-4,58%), MIG (-7,71%), BMI (-3,99%), VNR (-5,57%), ABI (-6,54%), BIC (-5,91%), PVI (-3,62%)...

Đa số cổ phiếu ngành bất động sản có một tuần giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là VHM (-2,05%), VRE (-3,98%), CEO (-4,97%), DIG (-2%), HDG (-4%), NVL (-11,15%)... Ngành chứng khoán giảm điểm với SSI (-3,29%), VND (-2,72%), VIX (-4,24%), BSI (-2,37%)...

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-14 lúc 17.32.12.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Nỗ lực giữ mốc 1.250 điểm

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường giảm điểm và có diễn biến thăm dò lại tín hiệu nến hỗ trợ trong ngày 11/9. Thanh khoản vẫn ở mức thấp, cho thấy dòng tiền hỗ trợ vẫn còn hạn chế nhưng nguồn cung cũng chưa gây áp lực lớn khi thị trường giảm điểm.

Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, nỗ lực duy trì điểm số trên ngưỡng 1.250 điểm cũng tạo yếu tố hỗ trợ cho kỳ vọng hồi phục của thị trường.

Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ, đồng thời nên ưu tiên các cổ phiếu có diễn biến ổn định và thu hút dòng tiền trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Giải ngân vùng 1.250 nếu khẩu vị rủi ro cao

Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

Kết thúc tuần giao dịch, điểm số của VN-Index một lần nữa lùi về vùng giá 1.250 điểm với thanh khoản thấp. Như vậy, vùng hỗ trợ tiếp theo thị trường có thể tìm đến là vùng 1.220 – 1.240 điểm.

Thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp cũng phần nào cho thấy người bán cũng đã không còn mạnh tay như trong các thời điểm bán tháo trước đó. Việc này cho thấy khả năng tăng trưởng của VN-Index là vẫn có khi phe mua tham gia quyết liệt hơn. TPS duy trì khuyến nghị khách hàng có thể chờ vùng 1.220 - 1.240 hoặc có thể giải ngân vùng 1.250 nếu khẩu vị rủi ro cao.

Lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Diễn biễn của phiên giao dịch hôm nay tiếp tục nghiêng về trạng thái giằng co với việc hình thành mẫu nến "Spinning". Thị trường từ chối đóng cửa ở mức cao nhất/thấp nhất phiên cho thấy sự lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính.

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...