Hé lộ bóng dáng các ông lớn đứng sau VNG - “cha đẻ” của Zalo

Ngoài dấu ấn của nhà sáng lập Lê Hồng Minh, sự góp mặt của nhóm cổ đông Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của VNG…

32166005013257312482219502084067888901228671n-1672388943398820092125.jpeg

Công ty Cổ phần VNG (VNG Corporation) được biết đến là một "kỳ lân công nghệ" của Việt Nam và là một trong những nhà phát hành sản phẩm công nghệ trực tuyến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Với số vốn ban đầu là 15 tỷ đồng, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, công ty đã thực hiện tăng vốn 16 lần và giảm vốn 1 lần với các hình thức khác nhau. Vốn điều lệ hiện tại của VNG là 287,36 tỷ đồng, tương ứng 28.736.000 cổ phần.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về cơ cấu cổ đông đứng sau sự thành công của "kỳ lân công nghệ” này. Vậy những tổ chức, cá nhân nào đang nắm quyền chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của VNG?

VNG LIMITED NẮM 49% CỔ PHẦN TRỰC TIẾP, 21,3% CỔ PHẦN GIÁN TIẾP TẠI VNG

Cuối tháng 8/2023, VNG Limited thông báo đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC), dự kiến chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market với mã giao dịch VNG. Tuy nhiên, sang đầu năm nay, VNG quyết định chưa chào bán cổ phiếu ra công chúng, xin SEC rút hồ sơ IPO.

Trong hồ sơ này, VNG lần đầu hé lộ cơ cấu cổ đông hiện hữu. Theo đó, VNG Limited sở hữu trực tiếp 49% cổ phần tại VNG Corporation, pháp nhân đang hoạt động tại Việt Nam sở hữu các nền tảng như Zalo, Zing MP3,…

Ngoài ra, VNG Limited cũng nắm giữ gián tiếp 21,3% cổ phần VNG Corporation thông qua Công ty Công nghệ BigV, cổ đông lớn thứ hai tại VNG Corporation. VNG Limited cho biết công ty này sẽ có quyền kiểm soát về mặt kinh tế với VNG Corporation ngay trước khi bắt đầu IPO.

Về phía VNG Limited, cơ cấu cổ đông của công ty này bao gồm các tập đoàn lớn đến từ Trung Quốc như Tencent và Ant Group, cùng với hai quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore là GIC và Seletar Investments.

Cổ phiếu lưu hành của VNG Limited chia làm hai loại: cổ phiếu phổ thông loại A (nắm giữ lợi ích kinh tế) và cổ phiếu phổ thông loại B (không có lợi ích kinh tế). Đặc biệt, 1 cổ phiếu loại B tương ứng với 10 quyền biểu quyết, trong khi 1 cổ phiếu loại A chỉ tương ứng với 1 quyền biểu quyết. Hai loại cổ phiếu này được phát hành cho hai nhóm cổ đông riêng biệt là các cổ đông nước ngoài và ban lãnh đạo của VNG.

anh-chup-man-hinh-2023-08-24-luc-140112-1692861458745.webp
Cơ cấu cổ đông có quyền biểu quyết tại VNG Limited - công ty kiểm soát VNG

Trong đó, hai cổ đông sáng lập của VNG là ông Lê Hồng Minh và ông Vương Quang Khải, lần lượt sở hữu 12,6 triệu và 1,68 triệu cổ phiếu loại B, tương ứng tỷ lệ 45% và 6% quyền biểu quyết tại VNG Limited.

Hồ sơ cho biết, ông Minh và ông Khải được xác định là một nhóm cổ đông, với tổng sở hữu 51% và là những người có tiếng nói trọng yếu trong các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Tencent là cổ đông ngoại lớn nhất sở hữu hơn 65 triệu cổ phiếu loại A, tương ứng quyền biểu quyết là 23%. Cụ thể, số cổ phiếu mà Tencent sở hữu được chia thành 43 triệu cổ phiếu của Tenacious Bulldog Holdings Limited, 14,5 triệu cổ phiếu của Prosperous Prince Enterprises Limited, cùng hơn 7,5 triệu cổ phiếu dự kiến phát hành sau khi IPO hoàn tất.

Tenacious Bulldog và Prosperous Prince Enterprises là hai công ty thuộc quyền kiểm soát của Tencent Holdings, cùng đăng ký hoạt động tại British Virgin Islands, từng xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn tại VNG năm 2018.

Ngoài Tencent, các cổ đông nước ngoài khác của VNG Limited gồm có GIC, sở hữu 15,2 triệu cổ phiếu thông qua Gamvest Pte với quyền biểu quyết 5,4%, và Ant Group, nắm 7,77 triệu cổ phiếu thông qua Ant International Technologies, chiếm 2,8% quyền biểu quyết. Quỹ đầu tư Temasek, thông qua Seletar Investments, sở hữu 9,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,4% quyền biểu quyết.

DẤU ẤN CỦA CÁC CÔNG TY TRUNG QUỐC TẠI VNG

Bên cạnh vai trò không thể phủ nhận của các nhà sáng lập, sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của VNG, với Tencent Holdings nổi bật nhất. Tên tuổi của Tencent không chỉ xuất hiện dày đặc trên truyền thông quốc tế mà còn được giới đầu tư trong nước chú ý.

Mặc dù sự hiện diện chính thức của Tencent tại VNG chỉ được công bố từ năm 2018, nhưng dấu ấn của tập đoàn này đã xuất hiện rõ nét từ nhiều năm trước.

Cụ thể, vào năm 2008, Tenacious Bulldog Holdings Limited, một công ty thành viên của Tencent Holdings, đã mua 40.010 cổ phần của VNG Corporation với mức giá 121.693 đồng/cổ phần, đánh dấu bước đi đầu tiên trong hành trình đầu tư vào VNG. Đồng thời, báo cáo thường niên năm 2008 của Tencent đã công bố việc tập đoàn này sở hữu hơn 20% lợi ích tại một công ty sản xuất trò chơi trực tuyến ở châu Á.

Đặc biệt, trong cùng năm 2008, ông Johny Shen (còn được biết đến với tên Johny Shen Hao), cựu Giám đốc M&A của Tencent, đã chuyển sang giữ vị trí phụ trách tài chính tại VNG Corporation.

Điều này cho thấy Tencent đã có chiến lược rõ ràng để đầu tư sâu rộng vào VNG từ rất sớm, dù sự hiện diện của họ chưa được công khai trên các báo cáo chính thức.

tencent-1613721206426702682685-179-0-1303-2000-crop-16137212136302073126101.jpeg
Tencent đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển của VNG

Đến năm 2011, Tencent tiếp tục công bố trong báo cáo cổ đông về việc nắm giữ cổ phần tại một công ty game trực tuyến chưa niêm yết ở Đông Nam Á. Tỷ lệ sở hữu của Tencent tại công ty này là 30,02% vào năm 2010 và tăng lên 31,25% vào năm 2011.

Dù báo cáo không nêu rõ tên công ty, nhưng có nhiều suy đoán cho rằng đó chính là VNG Corporation. Đồng thời, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 của VNG cũng xác nhận Tencent là "cổ đông lớn", tuy nhiên chi tiết về tỷ lệ sở hữu của “ông lớn” này vẫn chưa được công bố.

Chỉ đến khi VNG Limited, pháp nhân nắm giữ 49% cổ phần của VNG Corporation, chuẩn bị niêm yết trên sàn Nasdaq, tỷ lệ sở hữu chính thức của Tencent mới được công khai đầy đủ trong hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).

Điều này cho thấy vai trò to lớn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Tencent, trong việc định hướng và thúc đẩy chiến lược phát triển của VNG Limited.

Mới đây, Công ty Cổ phần VNG vừa có văn bản giải trình về việc công bố thông tin liên quan đến bổ nhiệm nhân sự ông Wong Kelly Yin Hong làm Quyền Tổng Giám đốc và chức vụ của ông Lê Hồng Minh theo yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX).

Trong đơn giải trình, VNG cho biết ông Wong Kelly Hong không được bổ nhiệm như thông tin các báo đăng tải mà đang thực hiện theo sự phân công, giao nhiệm vụ từ ông Lê Hồng Minh để hỗ trợ điều hành, đảm bảo sự hoạt động công ty cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông.

Đồng thời, VNG khẳng định chưa nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Lê Hồng Minh. Do đó, ông Lê Hồng Minh vẫn đang là Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của VNG, theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù có thể cần một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vào cuối năm 2024 và 2025 sẽ hỗ trợ thị trường quay lại đà tăng trưởng...

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ