Thị trường chứng khoán sẽ “mở hàng” năm Ất Tỵ 2025 ngày nào?

Thị trường chứng khoán nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ ngày 27/1 đến 31/1/2025, giao dịch trở lại từ 3/2/2025, lịch nghỉ được áp dụng cho cả HOSE, HNX và VSDC...

Thị trường chứng khoán sẽ “mở hàng” năm Ất Tỵ 2025 ngày nào?

Theo Công văn số 1046/SGDVN-GSTT ngày 25/12/2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc công bố lịch nghỉ năm 2025, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thông báo lịch nghỉ giao dịch nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Cụ thể, giao dịch sẽ nghỉ bắt đầu từ thứ Hai ngày 27/1/2025 đến hết thứ Sáu ngày 31/01/2025 (5 ngày làm việc).

Giao dịch trở lại bình thường kể từ thứ Hai ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Âm lịch).

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cũng vừa có thông báo đến các nhà đầu tư lịch nghỉ làm việc và thanh toán giao dịch chứng khoán nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Theo đó, Căn cứ Công văn số 3193/UBCK-PTTT ngày 31/5/2023 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc công bố lịch nghỉ giao dịch năm 2025, VSDC thông báo lịch nghỉ làm việc và thanh toán giao dịch chứng khoán nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lịch nghỉ làm việc sẽ từ thứ Hai ngày 27/1 (tức 28 Tết Âm lịch) đến hết thứ Sáu ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết Âm lịch), nghỉ theo Luật Lao động.

Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện tại các ngày 23/1 và 24/1 sẽ được thanh toán lần lượt vào các ngày 3/2 và 4/2; các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+1 thực hiện tại ngày 24/1 sẽ được thanh toán vào ngày 3/2.

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 500 doanh nghiệp niêm yết đã công bố chính thức hoặc sơ bộ về kết quả kinh doanh quý 4/2024. Số liệu cho thấy gần một nửa số doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.

Một số nhóm ngành có mức suy giảm đáng kể về lợi nhuận bao gồm chứng khoán, dầu khí và hóa chất. Đây là các lĩnh vực không được kỳ vọng cao về triển vọng ngắn hạn, nên kết quả kinh doanh yếu kém không gây quá nhiều bất ngờ.

Trong khi đó, ngành ngân hàng – vốn được xem là trụ cột của nền kinh tế – cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại. Nhiều ngân hàng lớn báo lãi thấp hơn so với năm trước, phản ánh những áp lực lớn trong bối cảnh thị trường tài chính biến động.

Ngược lại, các ngành xây dựng và vật liệu cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, chuyển từ mức suy giảm sang tăng trưởng. Điều này đến từ sự khởi sắc của các dự án hạ tầng lớn và chính sách thúc đẩy đầu tư công trong thời gian qua.

Đặc biệt, ngành bán lẻ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu dùng gia tăng vào dịp cuối năm. Đây là nhóm ngành nổi bật với triển vọng tích cực trong bối cảnh người dân dần phục hồi sức mua sau các giai đoạn khó khăn kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ Netflix

S&P 500 lập kỷ lục mới nhờ Netflix

Các chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt tăng điểm vào thứ Tư khi nhà đầu tư hào hứng trước báo cáo hàng quý của Netflix và kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) của Tổng thống Mỹ Donald Trump…

Giải ngân đón sóng hồi phục của thị trường khi kỳ nghỉ Tết kết thúc

Giải ngân đón sóng hồi phục của thị trường khi kỳ nghỉ Tết kết thúc

Nhà đầu tư thực hiện hóa một phần lợi nhuận để lấy sức mua và giải ngân trở lại đón sóng hồi phục của thị trường sau khi kỳ nghỉ lễ kết thúc, với trọng tâm là các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tích cực trong năm 2025 nhưng đã điều chỉnh sâu trong những phiên trước kỳ nghỉ Tết Âm lịch...

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi kết quả kinh doanh được hé lộ

Diễn biến của thị trường không có nhiều điểm nhấn và áp lực chốt lời cũng chỉ gia tăng đáng kể khi chỉ số tiến gần tới vùng kháng cự, nhiều khả năng trạng thái giằng co sẽ chưa sớm kết thúc và dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khi thông tin kết quả kinh doanh được hé lộ dần...