Thị trường hàng không: Khốc liệt ngay cả ngoài đường băng

Trong một thời gian ngắn, không chỉ nhiều hãng hàng không được thành lập mà ngay cả các ngành nghề "ăn theo" như đào tạo phi công, dịch vụ cảng, bán đồ lưu niệm... cũng được nhiều “ông lớn” gấp rút tr
Thị trường hàng không: Khốc liệt ngay cả ngoài đường băng

Nhiều thế lực mới “lên sàn” uy hiếp thế độc tôn của Vietnam Airlines và VietJet

Tính đến hết năm 2018, có 68 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ và 4 hãng hàng không nội địa bao gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO và VietJet tham gia khai thác thị trường hàng không Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ có 3 hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VietJet là khai thác các đường bay quốc tế, kết nối Việt Nam với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bởi vậy, năm 2019 với hàng loạt hãng hàng không mới được thành lập và nhiều hãng đang xin giấy phép, mở ra nhiều sự lựa chọn mới cho hành khách, nhưng đồng thời cũng vẽ ra bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, đang uy hiếp thế độc quyền trên thị trường hàng không đang vô cùng tiềm năng này. Trong đó, ngành hàng không mới đón nhận 2 tân binh nổi bật nhất là Bamboo Airways và Vietstar Airlines.

Bamboo Airways mảnh ghép hoàn hảo cho bất động sản du lịch của FLC

Cái tên đầu tiên “tham chiến” trên thị trường hàng không năm 2019 là Bamboo Airways của Tập đoàn FLC. Mục tiêu ban đầu của Bamboo Airways ban đầu chủ yếu khai thác các đường băng trong nước, từ các thành phố lớn đến những khu nghỉ dưỡng thuộc tập đoàn tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Quy Nhơn, Thanh Hóa...

Chỉ sau 6 tháng đi vào hoạt động, với 9 tàu bay và 24 đường bay, Bamboo nổi lên như một “ngựa chiến” chiếm hơn 7% thị phần hàng không Việt Nam, một kết quả quá khả quan với “tân binh” này.

Cụ thể, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của Bamboo Airways ước đạt 51.662 tỷ đồng trong khi lợi nhuận ghi nhận lên tới 1.650 tỷ đồng, vượt 30% so với kỳ vọng. Sự xuất hiện của Bamboo Airways không nghi ngờ gì đã tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng không nội địa Việt Nam, vốn là “sân chơi” mà VietJet và Vietnam Airlines chia nhau thế “độc tôn”.

6 tháng đầu năm 2019, cùng với sự tăng mạnh thị phần của Bamboo Airways là sự suy giảm thị phần nội địa của VietJet. Nếu tại thời điểm tháng /2019, VietJet đang giữ 47,08% thị phần hàng không nội địa thì con số này tính hết tháng 6/2019 đã giảm còn 41,34%.

Tuy nhiên, với một tân binh mới, sự cạnh tranh khốc liệt và chi phí đầu tư cao của thị trường này cũng đã tác động không nhỏ đến một số hoạt động của Bamboo Airways.

Theo đó, từ ngày 1/6/2019, hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC bất ngờ thông báo dừng một số đường bay, gồm Vinh – Hà Nội và Hải Phòng – Cần Thơ. Lý do mà Bamboo Airways đưa ra là các tuyến bay trên hoạt động không hiệu quả, thậm chí phải bù lỗ.

Hướng tới dịch vụ 5 sao với giá vé phổ thông chính là đường hướng đúng đắn, là khoảng giữa của phân khúc giá cao của Vietnam Airlines và giá rẻ của Vietjet đã đưa Bamboo Airways dần định hình và chiếm được thiện cảm của hành khách nội địa.

Vietstar Airlines hướng đến phân khúc siêu cao cấp

Vietstar Airlines thành lập năm 2010, trụ sở ban đầu đặt tại TP Hồ Chí Minh với số vốn điều lệ khoảng 400 tỷ đồng. Nhưng chỉ cách đây vài ngày, Vietstar Airlines mới chính thức được cấp giấy chứng nhận khai thác tàu bay AOC, do vướng mắc nhiều thủ tục liên quan đến vốn điều lệ và sân bay căn cứ.

3 cổ đông nắm giữ thị phần Vietstar Airlines hiện là Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi Sao Việt (67% vốn); Công ty Sửa chữa máy bay A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (25% vốn) và Công ty Cổ phần Logistics Ngôi sao Việt (8%).

Vietstar Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam được cấp AOC thương mại cho máy bay phản lực thương gia, với hai dòng: máy bay phản lực thương gia Embraer Legacy 600 và dòng tàu bay cánh quạt tốc độ cao với 8 ghế du lịch Beechcraft King Air B300.

Như vậy, Vietstar Airlines sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ bay VIP cho các doanh nhân, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hướng đến phân khúc siêu cao cấp là cách mà Vietstar Airlines lựa chọn khi thị trường hàng không ngày càng khốc liệt, và các hãng mới khó có thể cạnh tranh với Vietnam Airlines và VietJet trong 2 phân khúc cao cấp và giá rẻ mà 2 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam đang nắm giữ.

Tuy nhiên, sức hút của thị trường này đang rất nóng, minh chứng là hàng loạt Tập đoàn, Công ty đang chờ nhảy vào.

3 hãng hàng không đang chờ “xếp lốt”

Đáng chú ý nhất là hãng hàng không Vinpearl Air với số vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng của Vingroup. Được biết, Công ty cổ phần Hàng không Vinpearl tiền thân là công ty cổ phần Phát triển thương mại và dịch vụ Vinasia với lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản.

Tuy nhiên từ ngày 29/5, phòng đăng ký Sở KHĐT Hà Nội đã cấp đăng ký thay đổi thông tin công ty, cho phép chuyển ngành nghề kinh doanh chính sang vận tải hành khách hàng không. 3 cổ đông sáng lập của Vinpearl Air hiện là Công ty CP Phát triển du lịch VinAsia (45% vốn), ông Hoàng Quốc Thủy (30% vốn) và ông Phạm Khắc Phương (25% vốn).

Với tiềm lực và tầm nhìn của Vingroup, chắc chắn khách hàng sẽ có thêm sự lựa chọn ngoài những cái tên quen thuộc.

Thứ hai phải kể đến hãng hàng không Thiên Minh (Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh) thành lập ngày 13/6 dưới danh nghĩa của ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group.

Trước đó, Thiên Minh Group “suýt” liên doanh cùng AirAsia thành lập hãng hàng không mới, nhưng sau một thời gian đàm phán không tìm được tiếng nói chung, cả hai tuyên bố ngừng hợp tác vào tháng 4.2019. Chỉ sau đó 2 tháng, Thiên Minh Group tự mình thành lập hãng hàng không với vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.

Thứ ba, Công ty TNHH hàng không Lữ hành Việt Nam cũng trình hồ sơ thành lập Hãng hàng không Lữ hành du lịch Việt Nam - Vietravel Airlines với mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng, 100% vốn của Vietravel, trụ sở đặt tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (TX. Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế.

Được biết, hãng này tham vọng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/2020. Hãng mới đây còn lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành trái phiếu không chuyển đổi trị giá 700 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm với lãi suất không giá 11%/ năm để huy động bổ sung nguồn vốn cho dự án Vietravel Airlines.

Nhìn chung, hàng loạt hãng hàng không đã, đang và sẽ nhảy vào thị trường nhiều dư địa này chắc chắn sẽ khiến cạnh tranh trong ngành trở nên sôi động, phá vỡ (uy hiếp) thế độc quyền của các ông lớn, cho hành khách nhiều sự lựa chọn và dịch vụ hoàn thiện hơn.

Thị trường hàng không đang phát triển nóng dựa trên nhu cầu có thực từ người dân, không chỉ thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào ngành mà ngay cả những ngành có tính “ăn theo” cũng có xu hướng nở rộ.

Vingroup và FLC mở trường đào tạo phi công?

Trước sự phát triển vũ bão của thị trường hàng không, những dịch vụ có tính “ăn theo” như đào tạo nhân sự hàng không cũng nở rộ như một xu hướng tất yếu.

Theo một ước tính từ Boeing, cho đến năm 2034, thế giới sẽ cần thêm 558.000 phi công mới để phục vụ nhu cầu và sự phát triển ngành hàng không. Con số này tính riêng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 226.000 phi công.

Tại Việt Nam, sự tăng trưởng nóng trong lĩnh vực hàng không cũng đặt ra bài toán lớn về nhân sự. Tuy nhiên tính đến tháng 6/2019, Việt Nam mới chỉ có một trường đào tạo phi công dân dụng duy nhất được Cục HKVN phê chuẩn là trường Bay Việt thuộc Công ty CP Đào tạo Bay Việt - công ty con của Vietnam Airlines, mỗi năm đào tạo tốt nghiệp từ 80-100 phi công.

Ước tính con số này chỉ bằng khoảng 20% số nhân sự phi công cần thiết mỗi năm tại Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2023.

Bamboo Airways, hãng hàng không mới đi vào hoạt động 6 tháng đã vội vã khởi công xây dựng viện đào tạo hàng không tại Quy Nhơn hôm 20/7 với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2022.

Dự kiến sau khi vận hành, viện  có kế hoạch hợp tác với trường đại học FLC và Học viện hàng không New Zealand, theo đó đào tạo khoảng 3.500 sinh viên mỗi năm liên quan đến các ngành nghề như phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật bay, khai thác mặt đất… nhằm tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước ngành hàng không.

Hay Vingroup sau khi thành lập Vinpearl Air nhanh chóng bắt tay vào ký kết thỏa thuận hợp tác cùng tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới CAE Oxford Aviation Academy trong dự án thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.

Dự án nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay tại thị trường nội địa cũng như quốc tế, nhất là trong bối cảnh các hãng hàng không mới thành lập ngày càng nhiều và nhu cầu nhân sự hàng không gia tăng.

Vingroup tham vọng VinAviation và Trung tâm huấn luyện bay sẽ cung cấp khoảng 400 phi công, kỹ thuật viên đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và EASA ra thị trường mỗi năm. Dự kiến, Vingroup sẽ bắt tay vào tuyển sinh ngay từ tháng 8.2019.

Bước đi nhắm vào ngành đào tạo phi công của Vingroup và FLC là dễ hiểu bởi Bamboo Airways của FLC đã bay và Vinpearl Air của Vingroup đã thành hình.

Ngoài ra, việc khai thác dịch vụ tại các cảng hàng không cũng đang được nhiều đơn vị nhòm ngó.

Cạnh tranh từ thị phần đến khai thác dịch vụ sân bay

Cục hàng không Việt Nam công bố số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không Việt đang thuộc loại nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng trong 5 năm liền đều đạt 2 con số, thậm chí xấp xỉ 30%.

Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng còn hạn chế, mức tăng trưởng nóng đang đẩy các hãng hàng không đến sự cạnh tranh gay gắt về khai thác cơ sở hạ tầng sân bay.

Một ví dụ, Vietstar đã thành lập gần 10 năm nay, nhưng phải chờ đợi tới hiện tại mới được cấp giấy chứng nhận khai thác tàu bay AOC, mà nguyên nhân lớn nhất là do sân bay Tân Sơn Nhấtmà Vietstar chọn là nơi triển khai dự án đã quá tải từ lâu, phải chờ nhà ga T3 xây dựng xong.

Hay như việc, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư dự án nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM).

Trong trường hợp ACV được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư thực hiện dự án, Ủy ban Quản lý vốn đề nghị ACV thực hiện trình tự, thủ tục, quyết định chủ trương đầu tư theo đúng quy định của Luật đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Hay như việc, VietJet kiếm bộn nhờ doanh thu ngoài tiền vé. Cụ thể, doanh thu ngoài tiền vé bao gồm các chi phí ký gửi hành lý, bảo hiểm, quà lưu niệm, đồ ăn trên máy bay, quảng cáo... được xem là địa hạt lớn để tăng cường doanh thu và lợi nhuận cho hãng hàng không.

Theo  báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 mà hãng tung ra hồi tháng 4/2019, hãng này thu tới 8.410 tỷ đồng chỉ trong mảng doanh thu phụ trợ ngoài tiền vé, tăng 53,5% so với năm 2017 và chiếm 15,7% tổng doanh thu 53.577 tỷ đồng của hãng. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách của VietJet là 24.681 tỷ đồng, chiếm khoảng 46,1% tổng doanh thu.

Những khoản doanh thu phụ trợ từ đồ ăn, quà lưu niệm, bảo hiểm...trên máy bay được xem là có lợi nhuận biên lớn, ngày càng được nhiều hãng hàng không chú trọng đẩy mạnh khai thác.

Trong bối cảnh hiện tại, khi ngày càng nhiều hãng hàng không chen chân vào thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành quyền khai thác nhiều dịch vụ sân bay cảng hàng không là điều không khó hình dung.

Bút Đỗ - Thùy Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…