Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn lạc hậu

Theo báo cáo “Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2017” của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), thất nghiệp và thiếu việc làm không phải là vấn đề l
Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn lạc hậu

Báo cáo đã cho thấy, trong 5 năm qua tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gần như ổn định và chỉ tăng nhẹ từ 1,96% lên 2,26% vào quý II/2017. Tỷ lệ thiếu việc làm cũng ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 2,74% năm 2012 xuống còn 1,62% vào quý II/2017.

Tuy nhiên, chất lượng lực lượng lao động còn thấp với trên 23% có bằng cấp, chứng chỉ. Đặc biệt cơ cấu lao động theo các cấp trình độ đào tạo còn bất hợp lý, không thực sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Theo thống kê hiện nay, trong số lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì hơn 50% là có bằng cấp từ cao đẳng và đại học trở lên, trong khi số có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chỉ chiếm 5,6% tổng lực lượng lao động.

Đáng chú ý, báo cáo cũng chỉ rõ dù đã có nhiều cải thiện về mặt chính sách, nhưng đến nay thị trường lao động Việt Nam vẫn còn lạc hậu với số lao động làm việc phi chính thức khá lớn, trên 18 triệu người trong quý II/2017.

Xu hướng già hóa dân số đã và đang tác động đến cơ cấu việc làm theo nhóm tuổi ở Việt Nam. Số lao động là người cao tuổi làm việc trong nền kinh tế hiện nay ngang bằng với số lao động thanh niên độ tuổi 15-24, điều này cho thấy tác động về già hóa dân số tại Việt Nam đã khá rõ nét.

Bình quân 2012-2017, lao động di cư đến thành thị tăng 18.000 người chủ yếu dưới 35 tuổi, trong đó thanh niên (15-24 tuổi) chiếm 41,77% lao động, lao động trẻ (25 -34 tuổi) chiếm 36,57%.

Theo ông Đào Quang Vinh,Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, mặc dù năng suất lao động Việt Nam đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, góp phần tăng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng giá trị tuyệt đối thì mức tăng năng suất lao động Việt Nam quá khiêm tốn.

Và để góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, việc gia tăng tỷ lệ lực lượng lao động có bằng cấp, chứng chỉ phải gắn liền với năng lực, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của người được đào tạo. Cùng với đó, thúc đẩy nhanh quá trình chính thức hóa việc làm thông qua các cơ chế hỗ trợ tín dụng, thuế, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đối với các cơ sở sản xuất nhỏ đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp và tuân thủ tốt pháp luật về lao động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển việc làm bền vững ở Việt Nam.

Xuân Thảo

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...