Thủ tướng: Không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần phải quan tâm rèn luyện bản lĩnh chính trị, không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Thủ tướng: Không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng

Sáng nay 10/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên trọng thể của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Sinh viên Việt Nam (SVVN), một tổ chức có gần 1,4 triệu hội viên.

Trước gần 700 đại biểu có mặt tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Thủ tướng cho rằng, đây là Đại hội của thế hệ trẻ Việt Nam, tràn đầy sức sống, giàu nghị lực, hoài bão, với tinh thần “bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập”.

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên, sinh viên (SV) trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, mang sứ mệnh khẳng định trí tuệ và tầm vóc Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, những năm qua, lực lượng SVVN đã không ngừng phấn đấu, lập thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi đạo đức cách mạng. Hội SVVN có nhiều đổi mới sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của 2,4 triệu SV cả nước.

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hoạt động phong phú đang mang lại hiệu quả thiết thực. SV ngày càng tiếp thu có chọn lọc thông tin, sẵn sàng đấu tranh phản biện lại những thông tin sai lệch, kích động, đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phong trào SV “5 tốt” đã tạo môi trường thuận lợi để SV rèn luyện, phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Với kết quả đạt được, Hội SVVN ngày càng khẳng định vai trò đại diện cho tiếng nói, phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của SV.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, theo Thủ tướng, công tác Hội và phong trào SV cũng còn những hạn chế. Trước hết, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nắm bắt, định hướng dư luận trong SV có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn một bộ phận SV thiếu động cơ học tập, thiếu ý chí vươn lên, lệch lạc về lối sống, thậm chí mắc tệ nạn xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, chưa chuẩn bị tốt hành trang để hội nhập, khởi nghiệp, lập nghiệp.

Thủ tướng thăm Triển lãm khát vọng sinh viên Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ đối với SV tại Đại Hội SVVN lần thứ 2 năm 1958: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung để Đại hội thảo luận. Trước hết là tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho SV. Hình thành thế hệ thanh niên mới, có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và dân tộc, lý tưởng cách mạng, về lòng nhân ái, tính trung thực và trách nhiệm, tinh thần hiếu học, lao động và ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường. Chủ động nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng SV, kịp thời đấu tranh, tuyên truyền làm rõ các luận điệu sai trái, giúp SV hiểu và tích cực tham gia đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Tăng cường đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, chú trọng đấu tranh trên không gian mạng.

Thủ tướng lưu ý SV là đối tượng thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động tìm cách lôi kéo, dụ dỗ. Thực tế đã có SV bị các thế lực xấu kích động, có những việc làm vi phạm pháp luật, đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc. Vì vậy, cần phải quan tâm rèn luyện bản lĩnh chính trị, không để SV phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Cần đẩy mạnh tổ chức các hoạt động phong trào thi đua. Phát huy vai trò xung kích sáng tạo của SV. Chăm lo hỗ trợ SV phát triển toàn diện.

Thủ tướng tán thành cao việc tiếp tục triển khai rộng rãi phong trào SV "5 tốt" nhằm góp phần xây dựng lớp SV toàn diện, vừa hồng vừa chuyên.

Hội phải sẵn sàng lắng nghe, ủng hộ, hỗ trợ SV cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của SV, làm cho SV tin tưởng, tìm đến, coi Hội là ngôi nhà chung của SVVN.

Động viên, khích lệ SV tham gia nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đẩy mạnh khởi nghiệp. SV phải là lực lượng dấn thân mạnh mẽ vào lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo hiện nay của đất nước. Phải dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, biết chấp nhận thất bại để có được thành công, luôn có ý chí mạnh mẽ và tinh thần vươn lên trong cuộc sống.

Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, các sáng kiến, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên phải nêu cao tinh thần dân tộc

Dẫn lại Bình Ngô Đại cáo, Thủ tướng nêu rõ, ý thức dân tộc chúng ta hình thành trước đó. “Lịch sử đã nêu cao ý thức dân tộc và khát vọng dân tộc và hôm nay trong tim chúng ta, nhất là lớp trẻ SV chúng ta càng phải nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc để đưa dân tộc ta tiến bước trong thời đại mới”.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày sâu rộng, Thủ tướng nhắn nhủ, SVVN là công dân toàn cầu mang bản sắc văn hóa Việt Nam, kể cả rèn luyện thể chất. “Chúng ta thấy trước đây đá bóng đá hiệp 2 là chân tay rã rời, nay hiệp 2 đá bình thường”, Thủ tướng nói. Và hội nhập này yêu cầu không chỉ là văn hóa, là tinh thần còn phải hiểu biết quốc tế sâu rộng để không lạc hậu với thời đại. Điều quan trọng nữa là đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số.

“Một người lo bằng cả kho người làm”, dẫn lại lời của cha ông, Thủ tướng yêu cầu SV học ra trường không chỉ tìm việc làm mà phải có suy nghĩ khởi nghiệp. Đặc biệt, để hội nhập tốt trong thời đại công nghệ phải chú ý ngoại ngữ là tiếng Anh và công nghệ thông tin.

Thủ tướng cũng lưu ý công tác Hội phải quan tâm đến tập hợp SV trong bối cảnh mới, bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, áp dụng công nghệ mạnh mẽ trong tập hợp thanh niên toàn cầu, nhất là SVVN ở các nước. Thủ tướng cũng đề nghị các nhà trường quan tâm thiết thực tới công tác SV, cả vật chất, cả tinh thần, "làm sao SVVN không đua xe, không nghiện ma túy, làm sao SVVN có thể chất tốt, có chuyên môn học giỏi”.

“Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào lực lượng SV và tổ chức Hội SVVN, đồng thời chúng ta cũng kỳ vọng tổ chức Hội SVVN cần làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần bồi dưỡng SVVN trở thành những công dân tốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Thủ tướng nêu rõ.

Theo Đức Tuân/Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…