Thương vụ chuyển nhượng tòa tháp đôi Hòa Bình bất thành của đại gia Đường bia giờ thế nào?

Tòa tháp đôi quốc tế Hòa Bình của đại gia Đường “bia” từng được bán đấu giá cho công ty TNHH quản lý BĐS An Cư với mức giá gần 750 tỷ USD, nhưng thương vụ đã giao dịch bất thành. Hiện Somerset - đơn v
Thương vụ chuyển nhượng tòa tháp đôi Hòa Bình bất thành của đại gia Đường bia giờ thế nào?

Công ty TNHH Hòa Bình – Hòa Bình Group do ông Nguyễn Hữu Đường (thường được biết đến với biệt danh Đường “bia”) hiện đang là một trong những cái tên doanh nghiệp bất động sản (BĐS) được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là bởi đơn vị này vừa khánh thành Khu phức hợp Hòa Bình Green Đà Nẵng có bể bơi trên tầng mái (tầng 29) được công nhận là bể bơi vô cực dát vàng cao và lớn nhất thế giới hiện nay, theo xác nhận của Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings).

Tuy nhiên, dự án bắt đầu làm nên tên tuổi của Công ty TNHH Hòa Bình trên thị trường BĐS lại là dự án Tòa tháp đôi quốc tế Hòa Bình (Somerset Hòa Bình, tại địa chỉ số 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là dự án BĐS đầu tiên mà doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng.

Hồi tháng 7/2015, Tòa tháp quốc tế Hòa Bình từng được Hòa Bình Group bán đấu giá công khai với mức giá khởi điểm là 705 tỷ đồng. Công ty TNHH quản lý BĐS An Cư thắng phiên đấu giá và chốt được mức giá 735 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, báo chí thông tin thương vụ chuyển nhượng tòa Somerset Hòa Bình này đã không thành công do hai bên không đáp ứng được một số yêu cầu của hợp đồng chuyển nhượng.

Trao đổi với PV, đại diện truyền thông của Hòa Bình Group vừa xác nhận: “Đúng là thương vụ chuyển nhượng tòa tháp quốc tế Hòa Bình cho Công ty TNHH quản lý BĐS An Cư đã không thành. Chúng tôi hiện đã bán một trong hai tòa tháp cho Somerset - đối tác đến từ Singapore, đơn vị vốn chịu trách nhiệm quản lý tòa tháp đôi suốt 10 năm qua. Cả hai tòa tháp hiện đều do Somerset quản lý vận hành”.

Công ty TNHH Liên doanh Somerset Hòa Bình do Hòa Bình Group và Tập đoàn Ascott - Ascott Limited (Singapore) hợp tác lập nên từ năm 2006 nhằm vận hành tòa tháp đôi. Trong tổng mức đầu tư xây dựng và tân trang dự án là 26,1 triệu USD, Ascott đầu tư đến 23,5 triệu USD, chiếm 90% tổng chi phí.

Còn trong Công ty TNHH Liên doanh Somerset Hòa Bình, Ascott bỏ 7,2 triệu USD (trong số 23,5 triệu USD) để mua 90% cổ phần. Ascett (thông qua thương hiệu Somerset) sẽ quản lý tòa tháp đôi trong vòng 10 năm (từ năm 2006), sau đó sẽ xem xét gia hạn hợp đồng quản lý trong 10 năm tiếp theo.

Somerset là một trong ba thương hiệu chính của Tập đoàn Ascott (cùng với hai thương hiệu khác là Ascott và Citadines). Tại Việt Nam, ngoài tòa tháp quốc tế Hòa Bình, Ascott Limited còn sở hữu nhiều dự án BĐS khác đều mang thương hiệu Somerset như: Somerset Grand Hà Nội; Somerset Westlake Hà Nội; Somerset Chancellor Court và Somerset Ho Chi Minh City.

Ascott hiện sở hữu hàng chục nghìn căn hộ dịch vụ đang được khai thác tại nhiều thành phố lớn của Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Trung Đông, là một trong những tập đoàn điều hành kinh doanh căn hộ dịch vụ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chính Ascott Limited cũng chỉ là công ty thành viên của Tập đoàn Capitaland – một trong những tập đoàn BĐS lớn nhất Châu Á. Hiện 100% vốn của Ascott đều thuộc sở hữu của Capitaland, sau khi bị thâu tóm Ascott đã hủy niêm yết vào năm 2008.

Theo Hiếu Quân/ KT&TD

>> Đón 4 cây cầu mới tỷ đô, liệu phía Đông Hà Nội có “sốt đất”, giá sẽ tăng bao nhiêu thì hợp lý?

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…