Tiềm năng an cư và đầu tư dài hạn của bất động sản Bình Tân

Cùng với khu vực phía Đông, thị trường bất động sản khu Tây TP.HCM đang là điểm nóng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong đó, quận Bình Tân chính là “hạt giống đầu tư” đầy tiềm năng tại khu vực này.

Bất động sản Bình Tân đang hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng và dịch vụ tiện ích đa dạng
Bất động sản Bình Tân đang hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng và dịch vụ tiện ích đa dạng

Xét về mặt bằng giá bất động sản, giá đất Bình Tân vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các quận trung tâm. Mặt khác, Bình Tân là quận có dân số đông nhất TP.HCM và đang có tỷ lệ gia tăng cơ học cao với số lượng người quy tụ về đây mỗi năm là rất lớn khi quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu tìm mua hoặc thuê nhà để ở và đầu tư bất động sản sinh lời tại đây cũng tăng theo.

Cửa ngõ kinh tế quan trọng

Bình Tân là quận vùng ven nằm ở khu vực phía Tây, có lượng dân đông nhất TP.HCM. Đây là một trong những cửa ngõ kinh tế quan trọng của khu vực với quỹ đất dồi dào và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thu hút cư dân từ khắp nơi về sinh sống. Khu vực này có vai trò quan trọng khi là đầu mối giao thương kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Bình Tân có vị trí tiếp giáp những quận huyện có diện tích rộng lớn, đông dân và hoạt động sầm uất của TP.HCM như: Quận 6, quận 8, quận 12, Tân Phú, Bình Chánh, Hóc Môn.

Dù không trực tiếp giáp với các quận trung tâm thành phố, Bình Tân lại sở hữu những “hành lang giao thông” kết nối nhanh với trung tâm như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Hồng Bàng, Quốc lộ 1A… Khu vực này cũng đang được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng, tạo cú hích tăng trưởng của bất động sản khu vực.

Lợi thế càng rõ hơn khi nhiều trục đường xương sống của thành phố đi ngang qua Bình Tân, góp phần giảm tải lưu lượng giao thông và thúc đẩy giao thương liên vùng như: Khép kín Vành đai 2, khởi động tuyến metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên), metro số 6 (Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm)…

Đặc biệt, TP.HCM cũng phê duyệt dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa góp phần chỉnh trang đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường và tình hình an ninh trật tự. Sau khi di dời, trong tổng số 44ha đất sẽ có 24ha được làm công viên cây xanh, 12ha xây dựng trung tâm thương mại và 8ha còn lại làm khu phức hợp, mang lại bộ mặt mới cho khu vực.

Hưởng lợi từ tốc độ đô thị hóa nhanh

Biểu hiện rõ nét nhất của tốc độ đô thị hóa thần tốc chính là sự nâng cấp hạ tầng và giao thông liên tục cùng với việc quỹ đất trống của Bình Tân ngày càng ít đi. Đó là hệ quả của việc gia tăng dân số cơ học một cách đột biến trong những năm gần đây do “hấp lực” của các khu công nghiệp lớn thu hút người lao động và chuyên gia nước ngoài đến đây sinh sống và làm việc.

Đi kèm với tốc độ đô thị hóa, hệ thống dịch vụ tiện ích của Bình Tân cũng không ngừng được đầu tư, từ các trung tâm mua sắm, giải trí, giáo dục, y tế…

Hấp lực của 2 khu công nghiệp trọng điểm

Quận Bình Tân cũng là nơi tập trung của nhiều cụm khu công nghiệp, nhà máy hiện đại có quy mô như Pouyuen với diện tích 58ha, được đầu tư hoàn toàn bởi vốn nước ngoài. Đồng thời, còn có 2 khu công nghiệp lớn như Vĩnh Lộc, Tân Tạo...

Nhiệm vụ cốt lõi của những khu công nghiệp này không chỉ giúp giải quyết vấn đề việc làm trong khu vực mà còn thu hút lượng lớn người lao động cũng như vốn đầu tư nước ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu mua và thuê căn hộ tại quận Bình Tân tăng lên, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản tăng trưởng vượt trội.

Khu công nghiệp Tân Tạo hiện là một trong 10 khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại TP.HCM với tổng quy mô diện tích 442ha, thu hút gần 300 doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đến đầu tư.

binh-tan-2.jpg

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc có diện tích quy hoạch 207ha, là một nơi hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài cực khủng đồng thời thu hút đông đảo người lao động đến khu Tây Sài Gòn. Tính đến đầu năm 2023, Vĩnh Lộc đã thu hút được 150 doanh nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 99%, tạo việc làm cho khoảng 23.000 lao động.

Sức nóng Khu Tên Lửa sầm uất nhất Bình Tân

Khu Tên Lửa của quận Bình Tân được ví như khu Phú Mỹ Hưng thứ 2, thuộc khu vực phía Tây Sài Gòn, tiếp giáp với các quận 6, quận 8, Bình Chánh. Khu Tên Lửa trải dài trên đường Tên Lửa từ đường Kinh Dương Vương đến đường Bà Hom (Tỉnh lộ 10), dài khoảng 2.706m, lộ giới rộng 30 - 60m. Khu này còn nằm liền kề đại siêu Thị Aeon Mall Bình Tân, gần nhiều tuyến đường quan trọng như Trần Văn Giàu, Quốc lộ 1A, đường An Dương Vương, Đại lộ Võ Văn Kiệt, đường Ba tháng Hai,... thuận lợi cho việc di chuyển đến các vùng lân cận.

Khu Tên Lửa được quy hoạch theo đường bàn cờ thông thoáng, phân lô vuông vắn. Dân cư nơi đây sở hữu hệ thống tiện ích mua sắm, giải trí, y tế, giáo dục đầy đủ, sầm uất nhất quận Bình Tân. Giá nhà mặt tiền khu Tên Lửa không dưới 200 triệu/m2, nhà ở đường nhánh không dưới 100 triệu/m2.

Bến xe miền Tây - Tâm điểm giao thương

Nếu Bến xe miền Đông là “cánh tay phải” nối liền hàng hóa từ các khu công nghiệp lớn đến với khu vực miền Trung và Bắc Bộ thì bến xe miền Tây chính là “cánh tay trái” đắc lực, vận chuyển hành khách và hàng hóa đến với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Bến xe này phục vụ 69 tuyến xe khách đi tỉnh và lăn bánh 750 xe một ngày chỉ tính riêng khu vực miền Tây. Ngoài ra, bến xe miền Tây còn có nhiều chuyến xe liên kết trực tiếp với nhiều địa điểm giao thông trọng yếu: Bến xe miền Đông, Sân bay Tân Sơn Nhất, chợ Bến Thành…

Sắp tới, dự án Bến xe Miền Tây mới có quy mô gần 20ha sẽ được xây dựng theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) gắn với những tổ hợp tiện ích, đồng thời kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng như tuyến Metro số 3a, Monorail số 2, xe buýt nhanh – BRT và xe buýt gom trong tương lai.

Thị trường bất động sản Bình Tân và khu Tây Sài Gòn

Thị trường bất động sản khu Tây Sài Gòn được đánh giá là phát triển tương đối ổn định, ít xảy ra tình trạng “bong bóng”, mặt bằng giá còn thấp, có nhiều dư địa tăng trưởng. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng được triển khai đầu tư hoàn thiện thì bất động sản khu vực này sẽ có tiềm năng tăng trưởng lớn, tạo sức hút cực kỳ mạnh mẽ.

Do tốc độ đô thị hoá nhanh, hầu như các phường ở Bình Tân hiện đã không còn đất nông nghiệp. Xét về mặt bằng giá bất động sản, giá đất Bình Tân vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các quận trung tâm. Mặt khác, Bình Tân là quận có dân số đông nhất TP.HCM và đang có tỷ lệ gia tăng cơ học cao với số lượng người quy tụ về đây mỗi năm là rất lớn. Kết quả là, nhu cầu tìm mua hoặc thuê nhà để ở và đầu tư bất động sản sinh lời cũng tăng theo.

Chính vì vậy, ngày càng có nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực phát triển bất động sản tham gia vào thị trường bất động sản khu Tây, trong đó có nhiều tên tuổi nổi bật như Khang Điền, Nam Long, Hưng Thịnh, hay Kita Group, IDE, Phú Hoàng Land… Loại hình bất động sản phổ biến tại Bình Tân là căn hộ phân khúc giá rẻ và trung cấp dao động từ 35 triệu/m2.

Dịch chuyển ra các đại đô thị xa trung tâm đang trở thành xu hướng tất yếu ở các thành phố lớn. Điều này được thể hiện rất rõ qua tình hình thị trường bất động sản khu Tây Sài Gòn trong những năm gần đây, khi nhà nước thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại các khu vực vùng ven. Chính vì vậy, bất động sản khu Tây Sài Gòn được dự báo sẽ không còn rẻ như trước nữa mà sẽ là “miếng bánh thơm” khiến các nhà đầu tư phải giành nhau trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…