Tiếp vụ dị ứng mỹ phẩm Shiseido: Dư luận hoang mang

Hiện tượng chị N.T.H (Cầu Giấy-HN) mới 35 tuổi nhưng da đã bị lão hóa, bong tróc và nhăn nheo như da bà lão khi dùng mỹ phẩm của Shiseido, đang trở nên xôn xao trên các trang báo và diễn đàn làm đẹp.
Tiếp vụ dị ứng mỹ phẩm Shiseido: Dư luận hoang mang

Hiện tượng chị N.T.H (Cầu Giấy-HN) mới 35 tuổi nhưng da đã bị lão hóa, bong tróc và nhăn nheo như da bà lão khi dùng mỹ phẩm của Shiseido, đang trở nên xôn xao trên các trang báo và diễn đàn làm đẹp. Sau khi thăm khám, chị đã được các bác sĩ kết luận là do dị ứng mỹ phẩm.

Điều đáng nói là trước đó chị H đã phản ánh hiện tượng này với hãng Shiseido, nhận được lời tư vấn đó chỉ là tình trạng dị ứng thông thường và khuyên chị H tiếp tục sử dụng mỹ phẩm của hãng Shiseido. Với lòng tin vào thương hiệu uy tín, nên chi H nghe theo.

[caption id="attachment_5476" align="alignnone" width="773"]

Tiếp vụ dị ứng mỹ phẩm Shiseido: Dư luận hoang mang ảnh 1

Da mặt chị N.T.H trở nên nhăn nheo như da bà lão vì bị dị ứng mỹ phẩm[/caption]

Sau hơn nửa năm nghe theo lời tư vấn của đại diện Shiseido Việt Nam, kết quả mà chị H. nhận được là làn da nhăn nheo, lão hóa như da bà lão. Nguyên nhân được các bác sĩ da liễu kết luận là dị ứng mỹ phẩm, còn phía Shiseido lại không thừa nhận kết luận của bác sĩ và có ý chối bỏ trách nhiệm đối với những rủi ro mà khách hàng của mình gặp phải.

Kết quả thăm khám da của chị H. tại BV Hồng Ngọc và đơn thuốc do bác sĩ BV Da Liễu Trung Ương kê cho chị H. 

Như Thương gia điện tử đã đề cập trong bài trước, đại diện Shiseido cho rằng việc chị H bị dị ứng mỹ phẩm hoặc có thể do không phải sử dụng mỹ phẩm của shiseido, hoặc có thể chị H đã bảo quản không tốt? Thậm chí đại diện hãng còn cho rằng "Không lắp camera ở nhà chị H nên không thể biết chị có dùng loại nào khác nữa không?

Để hạn chế tình trạng dị ứng mỹ phẩm bạn cần:
+ Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da của mình bằng cách tìm hiểu kĩ về thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng,.. trước khi quyết định mua. Nên lựa chọn các loại mỹ phẩm càng ít hóa chất càng tốt, không màu, không mùi,…
+ Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi da ở trong tình trạng khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm khác để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy đến.
+ Khi sử dụng các loại mỹ phẩm để trang điểm, cần rửa mặt thật sạch đồng thời tẩy trang thật kĩ để tránh gây bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ gây nên tình trạng dị ứng cho da.
+ Nếu là sản phẩm lần đầu sử dụng, không nên dùng trực tiếp để thoa lên da mặt, hãy thử trên lòng cổ tay để xem có các hiện tượng dị ứng xảy ra hay không.
Khi phát hiện dị ứng, tuyệt đối không nên tin tư vấn của hãng mỹ phẩm mà hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ ngay lập tức. 
- Nguồn: Tuổi trẻ thủ đô -

Dân mạng hoang mang

Ngay sau khi báo chí phản ánh thông tin trên, trên mạng xã hội bàn luận rất nhiều về cách hành xử của một thương hiệu mỹ phẩm lớn như Shiseido, có thành viên bình luận "Ở đâu cũng thế. Khi xảy ra chuyện họ sẽ nói: Do cơ địa, do dùng sai quy tắc. Dù bạn có làm đúng bao nhiêu. Mặc dù trước đó dùng đủ loại võ mồm để cam kết. Bất nhân tính".

Thậm chí có người còn bức xúc thay cho chị H viết "...Shiseido sao vô trách nhiệm vậy, thương hiệu bao nhiêu năm mà".

Đặt câu hỏi về chất lượng sản phẩm của Shiseido?

Ngoài việc không hài lòng về cách hành xử của Shiseido Việt Nam với khách hàng, còn có nhiều băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm Shiseido Việt Nam.

Tài khoản có tên Thao D viết "mình cũng đang dùng dòng sản phẩm này và mặt mình bị ngứa suốt hơn một tháng qua. Mình cũng đã dùng Shiseido 7 năm rồi. Không hiểu tại sao đợt này mình mua sản phẩm đắt mà lại tệ như vậy"
Trả lời cho băn khoăn về chất lượng sản phẩm này, thành viên Minh nói "mua từ store (cửa hàng - PV) của Shiseido nhưng vẫn có thể bị hàng giả do nhân viên đánh tráo hàng, đã từng xảy ra".
Trước câu những băn khoăn của độc giả về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm của Shiseido tại thị trường Việt Nam, PV Thương gia đã trao đổi với một Doanh nhân (xin được dấu tên) có thâm niên nhập khẩu mỹ phẩm nhiều năm cho biết: "Các dòng mỹ phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng và đảm bảo đầy đủ điều kiện theo Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế Quy định về Quản lý mỹ phẩm". Theo quy định của thông tư này, mỗi dòng sản phẩm chỉ được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
Phóng viên đã truy cập vào website tra cứu Cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của Bộ Y tế (http://congbomypham.cqldvn.gov.vn/), làm theo hướng dẫn và tra sản phẩm chị H đã sử dụng nhưng không tìm thấy dòng sản phẩm Future Solution của Shiseido được công bố trên website này. Thương gia sẽ liên hệ với Cục quản lý dược - Bộ Y tế để tìm hiểu rõ hơn thông tin này.
[caption id="attachment_5761" align="alignnone" width="1257"]
Trên website của cục Quản lý dược - Bộ Y tế không tồn tại bản ghi dòng sản phẩm Future Solution của Shiseido.[/caption]Qua thư điện tử, bà Tâm Phan, đại diện truyền thông của Shiseido Việt Nam trao đổi sẽ sắp xếp thời gian hợp lý để gặp gỡ khách hàng và Đại diện Shiseido Việt Nam.Thương gia sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Nhất Phong

Quy định nhập khẩu mỹ phẩm quy định tại Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế Quy định về Quản lý mỹ phẩm:

“1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược - Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.”

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…