Tiktoker Mr Pips bị khởi tố về hành vi lừa đảo đầu tư tài chính

Theo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, kết quả điều tra bước đầu xác định từ tháng 6/2019, Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr Pips) cùng đồng phạm lập đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ, phong toả tài sản của các đối tượng tổng trị giá hơn 5.000 tỷ đồng...

Tiktoker Mr Pips bị khởi tố về hành vi lừa đảo đầu tư tài chính

Ngày 6/12, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đang phối hợp với Công an thành phố Hà Nội tiếp tục mở rộng điều tra đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Hiện, tổng số tài sản lực lượng chức năng thu giữ và phong tỏa của các đối tượng khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo đó, lực lượng chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr Pips; sinh năm 1994, trú tại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Lê Khắc Ngọ (sinh năm 1990, trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) và 24 bị can khác về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Không tố giác tội phạm” và “Rửa tiền” theo quy định tại Điều 174, Điều 390 và Điều 324 Bộ luật Hình sự.

Theo tài liệu điều tra, tháng 6/2019, Phó Đức Nam cấu kết với Lê Khắc Ngọ lập đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo mô hình của các công ty môi giới chứng khoán.

Để dẫn dụ người dân nhằm lừa đảo, các đối tượng núp bóng dưới danh nghĩa công ty, trang mạng hoạt động về lĩnh vực Tele Maketing, Tele Sale, tư vấn đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán... Đồng thời, các đối tượng lập trang wed “artexvina.co” tuyển dụng nhân viên, xây dựng hình ảnh công ty hoạt động bài bản, chuyên nghiệp về lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán trên sàn quốc tế.

Sau đó, Nam và Ngọ sử dụng đội ngũ nhân viên để tiếp cận, tư vấn, chào mời khách hàng tham gia đầu tư. Đồng thời, nhóm bị can này đã lập các chi nhánh trên toàn quốc, chủ yếu tập trung ở TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Campuchia.

Cơ quan điều tra xác định, Nam cùng đồng phạm sử dụng nhiều tài khoản công ty “ma”, ví điện tử nhận tiền của khách hàng, dụ dỗ khách hàng vào những nhóm chat riêng, hướng dẫn các bị hại nạp tiền, rút tiền thành thạo để tạo niềm tin, sau đó tư vấn đánh các lệnh lớn, kích thích nạp thêm tiền, sử dụng đòn bẩy tiền vay để bị hại nhanh chóng cháy tài khoản (thua hết tiền).

Khi các bị hại đã thua hết tiền, các đối tượng sẽ tiếp tục mời bị hại tham gia một sàn mới với những lời mời chào, giới thiệu hấp dẫn hơn. Đồng thời, cam kết sẽ thắng lại số tiền đã mất, nhằm tiếp tục chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Theo điều tra của cơ quan chức năng, để thực hiện hành vi phạm tội, Nam cùng Ngọ đã tổ chức, thành lập nhiều bộ phận khác nhau (bộ phận IT, bộ phận support, bộ phận hành chính, bộ phận an ninh…) và đào tạo bài bản trong hệ thống.

Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc của các đối tượng, Cơ quan điều tra đã thu giữ, phong toả tài sản của các đối tượng tổng trị giá hơn 5.000 tỷ đồng, gồm: 127 tỷ đồng tiền mặt, các sổ tiết kiệm khoảng 306 tỷ đồng, 216kg vàng, 128 bất động sản, 30 xe ô tô các loại, phong toả 9 tỷ đồng trái phiếu và nhiều tài sản có giá trị khác.

Mr.Pips (tên thật là Phó Đức Nam), sinh năm 1994 tại Vũng Tàu. Trên mạng xã hội, Mr. Pips tạo dựng hình ảnh là một nhà đầu tư thành công, am hiểu thị trường tài chính, đồng thời thường xuyên chia sẻ kiến thức, phân tích về thị trường cổ phiếu và chiến lược giao dịch.

Những nội dung trên trang cá nhân của Mr.Pips đều cho thấy ông có một cuộc sống xa hoa, sang chảnh với nhiều siêu xe, hàng hiệu và những chuyến du lịch xa xỉ với hàng trăm nghìn lượt theo dõi trên Tiktok và Youtube.

Xem thêm

Người hâm mộ thận trọng trước chiêu lừa mua vé concert âm nhạc

Cẩn trọng bẫy lừa “săn” vé concert âm nhạc

“Săn” vé concert đang trở thành cơn sốt trong giới trẻ thời gian gần đây, nhưng cũng là cơ hội để các đối tượng xấu lợi dụng, các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, từ việc bán vé giả, tăng giá vé bất hợp lý cho đến những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội…

Cổ đông của Viettransnet: Bên bị bắt vì lừa đảo, bên bị cảnh báo vì... đa cấp trái phép

Cổ đông của Viettransnet: Bên bị bắt vì lừa đảo, bên bị cảnh báo vì... đa cấp trái phép

Đầu 2021, Thịnh Phát Group tuyên bố bắt tay với Skyway mua lại Công ty TNHH Viettransnet để nghiên cứu đầu tư hệ thống giao thông thông minh tại Quảng Ninh. Sự kiện được quảng bá rầm rộ, nhưng đến thời điểm này, cả hai doanh nghiệp thành viên của Viettransnet đều đang gặp rắc rối với pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…