Tìm đường gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề xuất giảm lãi suất vay, giãn nợ, và có thêm gói tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản trong giai đoạn khó khăn này...

Theo đó, VASEP cho biết, từ quý 3/2022, lãi suất vay USD của nhiều ngân hàng đã tăng từ mức 2,1-2,8%/năm lên 3-3,3%/năm và thậm chí 4,5%/năm. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng mức lãi suất cao 4,1-4,9%/năm.

Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản khi sản xuất và xuất khẩu đang giảm sút. Trong đó, có những doanh nghiệp phải trả lãi suất hơn 5%/năm.

doanh nghiệp thủy sản
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước

Không chỉ phải trả lãi suất quá cao, doanh nghiệp thuỷ sản còn gánh thêm nhiều khoản phí khác như: 0,05% phí chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, 0,1% phí thanh toán L/C, 10 USD phí ký hậu Bill, 10 USD phí xử lý chứng từ, 50 USD phí chấp nhận L/C trả chậm,…

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất cần vốn để đầu tư để phát triển nhưng lại bị áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp trong những năm đầu khi mới đầu tư.

Vì vậy, việc hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó cũng là vấn đề đáng quan ngại. Từ bối cảnh khó khăn trên đã gây ra áp lực và căng thẳng với các doanh nghiệp thuỷ sản.

Do đó, VASEP đề xuất Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xem xét điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7%để hỗ trợ cho doanh nghiệp  xuất khẩu.

Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 4-6 tháng cho các khoản vay đến lịch phải trả trong quý 2- 3 năm nay và tiếp tục được vay theo hạn mức trong bối cảnh giảm xuất khẩu của 6 tháng đầu năm để các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông- ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo trong năm 2023.

Bên cạnh đó, VASEP nhận định cần có gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để kích cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản thu mua nguyên liệu cho nông dân.

Cũng như giúp đỡ người nông dân giữ vững tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao. Ngoài ra, VASEP cũng đề xuất giảm chi phí kinh doanh thông qua chính sách thuế, phí, mức đóng BHXH và thời điểm đóng BHXH cho công nhân lao động. 

Bổ sung giảm chi phí, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và xuất - nhập khẩu trong đó xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi Việt Nam cũng duy trì chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, từng bước tháo gỡ các vướng mắc trong quy định về phòng cháy chữa cháy và thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng dự án cũ của doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

Không còn đơn thuần là hợp khẩu vị, thức uống "chuẩn gu" của người trẻ giờ đây phải thỏa mãn đồng thời nhiều tiêu chí như tốt cho sức khỏe, thơm hương, đậm vị nhưng phải là vị tự nhiên chứ không phải chỉ giống tự nhiên, thậm chí đồ uống còn phải thể hiện được chất riêng của người dùng…

Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội tăng tốc khi Mỹ bước vào mùa lễ hội cuối năm

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc

Mỹ vẫn dẫn đầu top thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 7 tháng đầu năm 2024. Mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra luôn đạt mức tăng trưởng khá…

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

Nhằm đảm bảo khách hàng trên cả nước có cơ hội tiếp cận với hàng hóa nội địa chất lượng cao, trung bình một năm, WinMart thu mua và tiêu thụ 50.000 tấn rau củ, trong đó hàng nông sản nội địa chiếm hơn 99%...