Tín dụng ngân hàng tăng trưởng 12,16% trong 9 tháng, rủi ro nợ xấu tăng cao

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm và hết tháng 9 đã tăng 12,16% so với cuối năm 2016.
Tín dụng ngân hàng tăng trưởng 12,16% trong 9 tháng, rủi ro nợ xấu tăng cao

Thông tin này được đại diện NHNN công bố tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp 2017” tổ chức chiều 19/10. Con số tăng trưởng tín dụng này thấp hơn ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ở mức tăng 12,9% so với cuối năm 2016, tương đương tăng 19,47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng thêm 1,14%, tương đương hơn 62.761 tỷ đồng đã được "bơm" ra nền kinh tế.

Xét cơ cấu tín dụng,tín dụng ở lĩnh vực xây dựng tăng trưởng cao nhất lên tới 19%, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17,6%, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp tăng 17,75%, tín dụng lĩnh vực thương mại và dịch vụ tăng 18,1% so với cuối năm 2016.

Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến cuối tháng 8 chiếm 21% dư nợ nền kinh tế, tăng trưởng 7,5% so với  thời điểm 31/12/2016.

Tăng trưởng tín dụng đã hỗ trợ tích cực giúp GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,41%, cao hơn nhiều so mức tăng 5,99% của 9 tháng đầu năm 2016.

Trước đó, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm toàn ngành ngân hàng đạt khoảng 47 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2016. Trước trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận tăng khoảng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Đánh giá về tình hình tín dụng tăng trưởng khả quan, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng chỉ ra nguy cơ nợ xấu tăng cao trở lại. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu 9 tháng qua đã tăng lên 2,9% so với mức 2,48% của 6 tháng đầu năm 2017 và 2,46% tại thời điểm cuối năm 2016. Tổng dư nợ xấu lên tới 180 nghìn tỷ đồng.

Cùng với 235 nghìn tỷ đồng nợ xấu do VAMC nắm giữ, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 6,4% tổng dư nợ. 

>> Tín dụng tăng 12,9%, nợ xấu đang leo cao 

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...