Tinh giản biên chế và yêu cầu dứt khoát của Chính phủ

Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rõ, trong năm 2018, phải giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao n
Tinh giản biên chế và yêu cầu dứt khoát của Chính phủ

Câu chuyện về biên chế hoàn toàn không mới mà đã được đặt ra nhiều năm qua với một định hướng chung, tinh giản biên chế. Cũng đã có rất nhiều ý kiến đưa ra về tình trạng bộ máy nhà nước cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Thế nhưng trong khi dư luận xã hội và cả các cơ quan chức năng nói nhiều đến việc tinh giản biên chế thì trong thực tế lại đang diễn ra tình trạng ngược lại: biên chế vẫn đang tăng lên.

Theo báo cáo và giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 trước đoàn giám sát của Quốc hội, tính đến 27/5/2017, biên chế đầu năm 2017 vẫn tiếp tục tăng 20.400 người so với cuối năm 2015. Việc chi lương, quỹ lương cho biên chế năm 2015 là 405.000 tỷ đồng nhưng đến 2016 đã tăng lên 410.000 tỷ đồng, tăng 1,3%.

Việc tinh giản biên chế liên tục được đặt ra, cũng đã có những con số thống kê nhất định. Đơn cử từ đầu năm 2015 đến giữa năm 2016 đối tượng giải quyết tinh giản biên chế cả nước là 28.230 người. Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, con số này nếu so với chỉ tiêu phải giảm mỗi năm từ 1,5 - 2% biên chế đến năm 2021 theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, tương đương khoảng 35.000 – 40.000 người/năm, thì rõ ràng là quá ít. Đáng nói hơn, tinh giản biên chế chủ yếu áp dụng đối với đối tượng nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 86,25%) chứ chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm.

Đáng lưu ý, tính đến giữa năm 2017 có 20/22 Bộ, ngành gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ xin thẩm định đề xuất tăng biên chế. Chỉ có 2 Bộ xin giảm biên chế là Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, trong đó Bộ Công Thương xin giảm hẳn một Tổng cục xuống thành Cục. Trong khi đó, tại 63 tỉnh thành, có 11 địa phương không những không tinh giản mà còn sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.

Theo Bộ Nội vụ, trong năm qua, công tác bộ máy và biên chế có nhiều chuyển biến, tính đến ngày 31/12/2017 đã thực hiện tinh giản biên chế với tổng số 33.459 người. Bộ Nội vụ đã thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2017 đối với 42 địa phương, năm 2018 đối với 21 địa phương.

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc giải quyết tinh giản biên chế chủ yếu theo nguyện vọng cá nhân, chưa thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu và căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức...

Mới đây, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho biết, trong quá trình thực hiện chức năng, cơ quan này cũng đã phát hiện thừa 57.175 người trong biên chế tại các cơ quan năm 2017.

Trước tình hình này, tại Nghị quyết 01 năm 2018, Chính phủ đã đưa ra những biện pháp rất quyết liệt với yêu cầu quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.

Cụ thể hơn, Chính phủ yêu cầu dừng việc giao bổ sung biên chế; chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế vượt quá số đã được cấp có thẩm quyền giao, có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số biên chế vượt quá số biên chế được giao. Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp.

Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ, trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.

Nhiều lần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi công chức phải làm mới bản thân mình theo hướng nâng cao trình độ kỹ năng và trên hết mỗi vị trí phải làm việc hiệu quả tối đa. Chắc chắn trong thời gian tới, công tác đánh giá cán bộ, công chức cần được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học minh bạch, bộ máy nhà nước cũng cần sắp xếp tinh giản ở mức tối ưu nhất. Một chính quyền kiến tạo, phục vụ không thể có người thừa!

Theo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…