TNXHDN: Yếu tố thành công của cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hơn 300 đại biểu từ các nền kinh tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương (APEC) đã tham gia Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
TNXHDN: Yếu tố thành công của cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa APEC 2017 nhằm phát triển tinh thần khởi nghiệp, thúc đầy khởi nghiệp sáng tạo và nâng cao đạo đức kinh doanh trong các nền kinh tế APEC.  

Bà Madelon Willemsen - Trưởng Đại diện Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam tham gia phiên thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. TNXHDN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là ở các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam. Việc áp dụng các chính sách TNXHDN giúp doanh nghiệp thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời giảm rủi ro về danh tiếng hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận.

Theo bà Madelon Willemsen, chính nhu cầu sử dụng trái phép các sản phẩm động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) trong đó có sừng tê giác là nguyên nhân khiến cho việc săn bắn, vận chuyển, mua bán và tiêu dùng ĐTVHD ngày càng gia tăng. Thông qua Sáng kiến Chí, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp “sức mạnh của mỗi cá nhân đến từ ý chí của chính họ” và sức mạnh của một doanh nhân được thể hiện qua vai trò lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.

“Các nghiên cứu cho thấy doanh nhân có thể gặp phải nhiều rủi ro về uy tín cá nhân cũng như danh tiếng cho doanh nghiệp khi doanh nhân đó tham gia vào việc tiêu thụ hoặc cho tặng trái phép sừng tê giác. Là một lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm, các nhà quản trị doanh nghiệp hãy thực hiện những hành động mạnh mẽ đấu tranh chống lại việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã và lồng ghép trong chính sách TNXHDN và trong bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp, nhằm thể hiện rõ ràng thái độ không khoan nhượng của doanh nghiệp đối với hành vi trái phép này trước các nhà đầu tư, nhân viên và khách hàng của doanh nghiêp", Bà Madelon Willemsen cho biết thêm.

Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết thêm, nhiều doanh nhân thành đạt đang dẫn đầu xu hướng của một quan niệm xã hội mới trái ngược với niềm tin truyền thống rằng ĐTVHD là dấu hiệu thể hiện sự thành công. Tuy nhiên thành công chỉ đến khi doanh nhân có đầy đủ kiến thức, có kế hoạch phát triển doanh nghiệp dài hạn, biết thực hành các hoạt động kinh doanh tốt và luôn nỗ lực làm việc.

“Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đem đến thị trường kinh doanh quốc tế một hình ảnh và danh tiếng tốt trong đó bao gồm việc không tham gia hoặc liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật như săn bắt, vận chuyển, mua bán và tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật hoang dã nguy cấp” – Bà Thủy nói.

Từ năm 2014, Tổ chức TRAFFIC đã phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự trong đó có VCCI với mục tiêu cung cấp công cụ và nguồn lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện lồng ghép các nội dung về bảo vệ thiên nhiên hoang dã trong chính sách TNXH của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của Sáng kiến “Chí” – Sáng kiến được xây dựng dựa khái niệm “Sức tại Chí“ trong văn hóa Việt Nam, Tổ chức TRAFFIC và các đối tác xã hội dân sự đã hỗ trợ xây dựng năng lực, kết nối mạng lưới và cung cấp các công cụ và thông tin cần thiết liên quan đến việc thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với các vấn đề về xã hội và môi trường.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông điệp truyền thông thay đổi hành vi không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ trái phép các loài động, thực vật hoang dã trong mạng lưới thành viên của mình. Hơn 11.000 đại diện doanh nghiệp (bao gồm lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp) hoạt động trong các lĩnh vực như vận tải, hậu cần và thương mại điện tử đã được tiếp cận đến các nội dung về lồng ghép bảo vệ thiên nhiên hoang dã trong chính sách TNXHDN thông qua các hoạt động như: Các chương trình đào tạo do giảng viên cao cấp của VCCI giảng dạy, các hội thảo nâng cao năng lực và các sự kiện sáng tạo như doanh nhân đạp xe cùng Sáng kiến Chí.

Có thể bạn quan tâm

Ông Yasunori Ogawa (bên trái), tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Seiko Epson và ông Junkichi Yoshida (bên phải), tân Chủ tịch, Giám đốc đại diện kiêm Tổng Giám đốc, Tập đoàn Seiko Epson

Epson bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

Tập đoàn Seiko Epson đã chính thức bổ nhiệm tân Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện và Tổng Giám đốc, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng trong tương lai...

Ông Hoàng Văn Huây tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch và tân Phó Chủ tịch VBA

Hiệp hội Blockchain Việt Nam có tân chủ tịch

Trong bối cảnh công nghệ blockchain ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng tại Việt Nam, những thay đổi trong công tác nhân sự của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang thu hút sự chú ý của cộng đồng...

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…