Top 10 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay

Từ báo cáo tài chính quý II/2022 của 28 nhà băng (bao gồm Agribank và 27 ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán), bức tranh nợ xấu dần hé lộ với sự phân hoá mạnh mẽ.

Hiện, chưa đến 10 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm trong nửa đầu năm nay trong khi phần lớn ghi nhận nợ xấu tăng lên. Nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay dưới mức 1% đó là Techcombank, Vietcombank, BacABank, ACB, TPBank, MB, HDBank.

Đầu tiên phải kể đến là Techcombank, tỷ lệ nợ xấu nhà băng này giảm từ 0,66% hồi đầu năm xuống còn 0,6%, là mức thấp nhất trong 28 ngân hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của nhà băng này đạt 171,6%.

tỷ lệ nợ xấu
Chứng khoán VCBS cũng cho rằng, nợ xấu dự báo sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022 khi Thông tư 14 hết hiệu lực

Tiếp đó là HDBank, theo báo cáo tài chính riêng lẻ, dư nợ cho vay khách hàng tăng 17% trong nửa đầu năm lên 222.012 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu của HDBank giảm khá mạnh, từ 2.385 tỷ đồng xuống còn 2.072 tỷ, tương đương giảm 13,2%.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này giảm từ 1,26% cuối năm 2021 xuống còn 0,93% vào cuối tháng 6/2022, từ đó góp mặt vào nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Song song với việc nợ xấu giảm xuống, dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại nhà băng này tại ngày 30/6/2022 đã đạt 2.251 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu do đó tăng từ 82% lên 109%, có nghĩa cứ một đồng nợ xấu thì ngân hàng đã dự phòng tương ứng gần 1,1 đồng.

Vietcombank cũng duy trì chất lượng tài sản ở nhóm tốt nhất khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,64% xuống 0,61%. Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã được nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng 6, là mức cao nhất hệ thống từ trước đến nay.

Tiếp đến là TPBank ghi nhận nợ xấu có tăng nhưng vẫn duy trì chất lượng tài sản ở nhóm đầu ngành. Cuối quý II, tỷ lệ nợ xấu nhà băng này ở mức 0,85%, đồng thời tỷ lệ nợ xấu tăng từ 153% cuối năm 2021 lên hơn 161% cuối tháng 6/2022.

MB (riêng lẻ) cũng xếp vào danh sách có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất của ngành khi cũng ghi nhận nợ xấu tăng nhưng vẫn duy trì ở mức thấp dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của MB tăng từ 0,68% lên 0,95%, tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MB giảm nhưng vẫn thuộc top đầu ngành, đạt 271% vào cuối quý 2/2022.

Ngoài những ngân hàng trên, 2 ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là BacABank (0,73%) và ACB (0,76%).

Theo BSC, một số ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng và cải thiện mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu, giúp họ có bộ đệm dự phòng lớn, phòng trừ rủi ro khi có biến động thị trường trong thời gian tới.

Cùng với đó, chứng khoán VCBS cũng cho rằng, nợ xấu dự báo sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022 khi Thông tư 14 hết hiệu lực. Tuy nhiên, áp lực dự phòng được giảm thiểu khi các ngân hàng đã tăng cường dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu lên cao hơn mức quy định 30% trong bối cảnh nguồn thu nhập dồi dào.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...