Top 5 doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng tích cực sau nửa đầu 2023

Sau nửa đầu năm 2023, mặc dù xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn tuy nhiên có những doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận mức lãi ròng tăng 200% so với cùng kỳ...

Top 5 ngành doanh nghiệp ngành vận tải biển có kết quả kinh doanh tích cực
Top 5 ngành doanh nghiệp ngành vận tải biển có kết quả kinh doanh tích cực

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023. Lợi nhuận trước thuế của nhiều doanh nghiệp vận tải biển có nhiều sự khác biệt rõ rệt.

Top 5 doanh nghiệp ngành vận tải biển có lãi ròng tăng trưởng tích cực nhất sau nửa đầu năm 2023 bao gồm: Gemadept (GMD), Cảng Hải Phòng (PHP), Cảng Đà Nẵng (CĐN), Cảng Cát Lái (CLL) và Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng(TCL).

Doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể

Cụ thể, sau 2 quý đầu năm 2023, GMD có lãi ròng tăng trưởng tích cực nhất mặc dù ghi nhận doanh thu ở mức 1.814 tỷ giảm nhẹ 2% so với quý cùng kỳ. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt 1.966 tỷ đồng tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, GMD lãi hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí là gấp 5,1 lần so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là nhờ vào khoản thu tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính của GMD tăng lên 1.863 tỷ đồng, gấp 466 lần cùng kỳ. Đây là lợi nhuận từ việc chuyển nhượng phần vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

PHP đứng ở vị trí thứ 2 khi tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 16% đạt 455 tỷ đồng. Doanh thu chỉ đạt 1.027 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ nhưng do lợi nhuận từ công ty con tăng mạnh gấp 16 lần so với cùng kỳ nên dẫn đến lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 tăng.

Ảnh chụp màn hình 2023-08-25 235311.png
Doanh thu và lợi nhuận ròng của top 5 doanh nghiệp sau nửa đầu năm 2023

Vị trí thứ 3 thuộc về TCL, doanh thu của doanh nghiệp này cũng tăng đáng kể khi đạt hơn 731 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 11 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt ở mức hơn 78 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022.

CLL đứng ở vị trí thứ tư, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 145 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 51 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vị trí cuối cùng thuộc về CDN khi doanh nghiệp này đạt 137 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 5% so với cùng kỳ. Doanh thu của CDN cũng tăng 6% ghi nhận ở mức 584 tỷ đồng. Mặc dù mức tăng không quá nổi bật, tuy nhiên đây vẫn là kết quả kinh doanh khá tích cực trên thị trường vận tải biển.

Các doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh như thế nào cho năm 2023?

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid – 19 và ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái trong năm 2023. Theo đó, các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển đều đưa ra kế hoạch kinh doanh rất cẩn trọng.

Đối với kế hoạch năm 2023, GMD đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.920 tỷ đồng và 1.136 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, doanh nghiệp này cũng cho biết, việc thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ và tập trung vào cảng Nam Đình Vũ nằm trong kế hoạch tối ưu hóa quy mô của GMD để giảm chi phí trên từng đơn vị, tối ưu hóa hệ sinh thái và năm nay, xu hướng giá dịch vụ ở Hải Phòng đang tăng.

Đối với PHP, doanh nghiệp này lên kế hoạch sản xuất kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 2.540 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 890 tỷ đồng. Trước những khó khăn chung của thị trường, PHP đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp linh hoạt, nâng cao năng suất hoạt động. Công tác quản lý chi phí cũng được tăng cường.

Được biết, từ tháng 5/2023, PHP chính thức triển khai hệ thống giao nhận cổng tự động Smart Gate bắt buộc đối với tất cả các xe thực hiện tác nghiệp giao nhận container qua khu vực cổng Cảng Tân Vũ. Quá trình giao nhận hàng qua cổng đã được rút ngắn về thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý container cho cả khách hàng và Cảng. Điều này giúp cho PHP nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới.

Năm 2023, TCL nhận định sản lượng container thông qua cảng Cát Lái dự kiến tăng so với năm 2022. Theo đó, công ty đặt kế hoạch tài chính 2023 với doanh thu 1.386 tỷ và lợi nhuận sau thuế 131 tỷ đồng, cùng tăng 5% so với thực hiện năm trước. Nếu hoàn thành, 2023 sẽ là năm thứ 8 liên tiếp tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận của đơn vị này.

Đối với CLL, trong năm 2023 CLL đặt mục tiêu doanh thu hơn 282 tỷ đồng và lãi sau thuế khoảng 95 tỷ đồng, tăng lần lượt là 3% và 5% so với thực hiện năm 2022. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dự kiến dành hơn 30 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư, sửa chữa lớn như sửa chữa kè bờ và cầu cảng 2,200 DWT (hơn 13 tỷ đồng), sửa chữa bảo trì hệ thống ray và thiết bị phụ trợ cầu cảng số 7 (hơn 14 tỷ đồng).

Còn với CDN, năm 2023 doanh nghiệp này đặt mục tiêu đạt 340 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gần như đi ngang so với thực hiện năm 2022. Về phương hướng hoạt động năm 2023, CDN tiếp tục xác định thị trường mục tiêu là khu vực miền Trung, tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây 1, 2, chú trọng thị trường Lào.

Đón chờ bước chuyển mình vào nửa cuối năm

Ngày 8/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Quyết định số 804/QĐ-TTg công bố danh mục cảng biển Việt Nam. Theo Quyết định này, danh mục cảng biển Việt Nam bao gồm 34 cảng biển, trong đó có 02 cảng đặc loại biệt, 11 cảng biển loại I, 07 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III. Các cảng biển Việt Nam tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu lọt vào danh sách 50 cảng biển có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất thế giới. Các bến cảng cửa ngõ như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho phép tiếp nhận các tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến trên 200.000 DWT.

van-chuyen-duong-bien_16.jpg
Mạng lưới vận tải biển ở Việt Nam

Thị trường tàu container trong nửa cuối năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm do số lượng tàu đóng được giao ở mức cao lên đến 120 chiếc, trong khi đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa lại thấp. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Do đó các hãng tàu sẽ tiếp tục giảm giá cước vận chuyển như đầu năm để đảm bảo hoạt động.

Ngoài ra, thông tin tích cực về việc Tập đoàn Adani tới thăm Việt Nam được kỳ vọng mang lại “một tia sáng mới” cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vận tải biển, tác động tích cực đến cổ phiếu khác thuộc nhóm logistics cũng được hưởng lợi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…