Top 5 ngân hàng thương mại lãi ròng quý I cao nhất đặt kế hoạch như thế nào cho năm 2023?

Tính đến 30/4 đã có 13/27 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) có báo cáo tài chính Quý I/2023, trong đó có những ngân hàng hoàn thành với mức lãi ròng lên đến hơn 5.000 tỷ đồng…
ngân hàng
Đã có 13/27 ngân hàng thương mại cổ phần có báo cáo tài chính Quý I/2023

Top 5 ngân hàng TMCP có mức lãi ròng cao nhất trong Quý I bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã chứng khoán: MBB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Mã chứng khoán: TCB), Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã chứng khoán: ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Mã chứng khoán: VIB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Mã chứng khoán: TPB).

Cụ thể mức lãi ròng mà các ngân hàng này đạt được trong Quý I/2023 là: MBB đạt 5.023,7 tỷ đồng, tăng 46.3% so với kỳ trước đó và đồng thời tăng 10.5% so với cùng kỳ; TCB với mức lãi 4.496,9 tỷ đồng, tăng 26.9% so với quý trước đó nhưng so với cùng kỳ 2022 lại giảm đến 18,3%; ACB với mức lãi 4.135 tỷ đồng, tăng lần lượt so với quý trước và cùng kỳ là 44.1% và 25.8%; VIB với lãi 2.155,1 tỷ đồng, giảm 2.8% so với kỳ trước nhưng tăng so với cùng kỳ 18.2% và TPB với mức lãi 1.413,2 tỷ đồng, giảm 7.0% so với quý trước đó nhưng tăng 8.8% so với cùng kỳ 2022.

Đối với kế hoạch năm 2023, MBB cho hay ngân hàng này đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 6.801 tỷ đồng, tương đương 15% vốn hiện tại thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Với mức vốn tăng thêm này, MBB đặt ra mục tiêu tổng tài sản sẽ tăng theo khoảng 14% tương đương 690.655 tỷ đồng trong năm 2023, cùng với đó ngân hàng này kỳ vọng mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất sẽ đạt 22.729 tỷ đồng, tăng trưởng 15% và kiểm soát nợ xấu ở mức tối đa 2%.

Đối với TCB, ngân hàng này đánh giá năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn, tạo áp lực lên nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Năm 2023, TCB kỳ vọng mức dư nợ tín dụng đạt 511.297 tỷ đồng, tương đương mức tăng 15%. Tuy nhiên, ở lợi nhuận trước thuế, ngân hàng này dự báo sẽ giảm khoảng 14% so với năm 2022 và chỉ đạt 22.000 tỷ đồng. TCB mong muốn sẽ kiểm soát mức nợ xấu chỉ ở mức 1,5% trong năm 2023.

ngân hàng
Năm 2023, đa phần các ngân hàng đều cho rằng diễn biến thị trường còn nhiều biến động, nên đưa ra kế hoạch phải phù hợp với nội lực và mục tiêu riêng.

Về phần ACB nhận định, chính sách tiền tệ sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt và chủ động, kiểm soát tốt lạm phát và ổn định vĩ mô…

Với năm 2023, ACB ước đạt tổng tài sản sẽ vào khoảng 668.788 tỷ đồng, tăng 10% so với 2022. Dư nợ cho vay cũng sẽ tăng tương ứng 9.7% và đạt mức 453.836 tỷ đồng, với lợi nhuận trước thuế mong muốn, ACB kỳ vọng trong năm 2023 sẽ đạt 20.058 tỷ đồng, tương đương mức tăng 17,2%, cùng với đó là kiểm soát nợ xấu dưới 2%.

Đối với VIB cho hay, mục tiêu chuyển đổi chiến lược đã được truyền thông một cách nhất quán và triển khai toàn diện, hiệu quả. Giai đoạn 5 năm 2022 - 2026 của VIB bao gồm: đạt 10 triệu khách hàng; Tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 20% - 30%/ năm và gia tăng bền vững vốn hóa thị trường.

Với năm 2023, theo kế hoạch, tổng tài sản ACB sẽ tăng thêm 25% và đạt 428.500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng tương ứng 25% và đạt mức 292.500 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận trước thuế kế hoạch mong muốn ở mức 12.200 tỷ đồng, tương đương tăng 15,3% và kiểm soát nợ xấu dưới 3%.

Còn với ngân hàng TPB, năm 2023 được ngân hàng này dự báo tình hình kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch và thị trường Việt Nam nằm trong giai đoạn thời cơ và thách thức song hành.

Từ đó, TPB đặt ra kế hoạch cho mình ở mức tăng trưởng vừa phải như tổng tài sản năm 2023 của ngân hàng này chỉ tăng 7%, tương ứng đạt 350.000 tỷ đồng, tổng vốn huy động sẽ tăng 6% và đạt mức 306.960 tỷ đồng.
Cùng với đó, TPB cũng mong muốn mức lợi nhuận trước thuế sẽ đạt khoảng 8.700 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 11% so với năm 2022 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 2,2%.

Có thể bạn quan tâm