TP. HCM chỉ đạo tìm phương án tháo gỡ 99 dự án “treo” nhiều năm liền

UBND TP. HCM vừa chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn 99 dự án chậm triển khai nhiều năm liền trên địa bàn thành phố.
TP. HCM chỉ đạo tìm phương án tháo gỡ 99 dự án “treo” nhiều năm liền

Mới đây, UBND TP. HCM yêu cầu các sở, ngành tham mưu thực hiện 19 nhiệm vụ liên quan phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM năm 2019; xây dựng kế hoạch công tác năm 2019 đối với từng đề án, chương trình, nội dung công việc được giám sát, trong đó đề ra tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành.

Gồm các nhiệm vụ: rà soát việc quản lý và sử dụng nhà đất công trên địa bàn thành phố theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP; kiện toàn nhân sự Ban Quản lý Đường sắt đô thị, đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và số 2 (Bến Thành - Tham Lương); công bố và thực hiện quy trình thí điểm rút gọn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng - tái định cư - bàn giao mặt bằng để giảm thời gian thực hiện dự án; 

Tiến độ thực hiện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế; giám sát việc thực hiện đề án xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh gắn với Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP. HCM; hoàn tất đầu tư khép kín đường Vành đai 2, chuẩn bị triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 trên địa bàn TP. HCM.

Đặc biệt, UBND TP. HCM chỉ đạo các sở ngành nhanh chóng xây dựng phương án tháo gỡ khó khăn 99 dự án chậm triển khai nhiều năm liền trên địa bàn thành phố. Đây là những dự án đã được trao chủ trương đầu tư từ 5-15 năm qua nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn còn "nằm trên giấy".

Trong số đó, có nhiều dự án cũng đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương gia hạn đến 3 lần nhưng nhà đầu tư vẫn chậm triển khai. Hậu quả, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có đất trong vùng dự án đều bị thiệt hại.

"Theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM, nhiều dự án nhà ở không thể triển khai được do vướng khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Thậm chí, trong đó có nhiều dự án đã giải phóng được mặt bằng từ hơn 80% đến 98%, nhưng phần còn lại doanh nghiệp vẫn không thể thỏa thuận đền bù được. Chính khâu bồi thường trì trệ, kéo dài, không dứt điểm cho nên nhiều dự án rơi vào trạng thái “trùm mền”.

Trước tình trạng nhiều dự án treo, chậm triển khai kéo dài nhiều năm gây lãng phí đất, thời gian gần đây UBND TP. HCM đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm xử lý và thu hồi đất.

Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong còn yêu cầu các quận huyện lập ngay các tổ liên ngành rà soát tất cả dự án chậm tiến độ, đồng thời yêu cầu lãnh đạo các quận huyện phải thường xuyên đi cơ sở để kiểm tra, kiểm soát thái độ, tác phong làm việc của cán bộ.

Sở TN-MT phối hợp với UBND các quận huyện rà soát tình hình các dự án chậm triển khai hơn 10 năm, nhằm xóa bỏ tận gốc các dự án chậm triển khai, dự án treo.

Đối với UBND các quận, huyện sẽ niêm yết công khai thông tin dự án thu hồi hoặc dự án được gia hạn để người dân giám sát cũng như giải quyết quyền lợi của người dân theo quy định của pháp luật.

 >>Xây dựng TP. HCM thành trung tâm dịch vụ bất động sản của cả khu vực

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...