Những vị trí xây dựng hồ điều tiết này nằm trên quận 10, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận Tân Bình và Trường Đại học Bách khoa TP.
Cụ thể, tại Công viên Hoàng Văn Thụ phường 10 quận Tân Bình lắp đặt hồ điều ngầm tiết với dung tích 5.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 2.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 39 miệng thu gom nước. Nhằm xóa giảm ngập cho các tuyến đường Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Phan Đình Giót và Phan Thúc Duyên.
Tại Vòng xoay Lê Văn Sỹ - Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình lắp đặt hồ điều tiết ngầm với dung tích 1000m3. Xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạo, mở rộng 20 miệng thu gom nước, nhằm xóa giảm ngập cho khu vực chợ Phạm Văn Hai.
Hồ điều tiết ngầm có dung tích 20.000m3, trạm bơm công suất 4.000m3/h, cổng điều tiết, mương thu nước và cải tạo, mở rộng 35 miệng thu gom nước tại Công viên Làng Hoa. Khi hoàn thành sẽ xóa giảm ngập cho đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, Phạm Văn Chiêu phường 8 và công viên phường 9, hẻm 162, quận Gò Vấp.
Nhằm xóa giảm ngập đường 3/2 (đoạn từ học viện hành chính đến Lê Hồng Phong) sẽ lắp đặt hồ điều tiết ngầm tại Công viên khu dân cư Trần Thiện Chánh - đường Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10, với dung tích 5000m3. Đồng thời, xây dựng trạm bơm công suất l000m3/h, cải tạọ mở rộng 30 miệng hố thu gom nước.
Cũng tại quận 10, lắp đặt hồ điều tiết ngầm sân bóng đá Trường ĐH Bách khoa số 268 Lý Thường Kiệt, phường 14 với dung tích 5.000 m3. Xây dựng trạm bơm công suất l.000m3/h, cải tạo, mở rộng 35 miệng hố thu gom nước, nhằm xóa giảm ngập cho tuyến đường Tô Hiến Thành.
Lắp đặt hồ điều tiết ngầm tại dải cây xanh phân cách đường Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận với dung tích 2.000m3. Xây dựng trạm bơm công suất 1000m3/h, cải tạo, mở rộng 58 miệng thu gom nước, nhằm xóa giảm ngập cho tuyến đường Phan Xích Long.
Vị trí cuối cùng là tại khuôn viên Cây xanh đối diện Công An phường 25, đường Tân Cảng và vỉa hè từ hẻm 48 đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh gồm 2 hồ với dung tích 4.000m3, cải tạo 19 miệng hố thu gom nước. Xây dựng 2 trạm bơm, mỗi trạm 1.000m3/h.
Trung tâm Chống ngập đề nghị UBND các quận trên có ý kiến thống nhất vị trí dự kiến xây dựng hồ điều tiết gửi về Trung tâm Chống ngập ngay trong tháng này để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Trước đó, từ ngày 29/7 - 5/8, trước cổng Nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức, các đơn vị chức năng tại TP HCM đã xây dựng thí điểm hồ điều tiết ngầm bằng công nghệ Crosswave của Nhật Bản.
Hồ điều tiết đặc biệt này được 2 công ty SEKISUI VN và VMC Tech VN xây dựng, dưới sự chủ trì của UBND TP HCM và Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (Trung tâm chống ngập). Có diện tích 13 x 14 m, sâu 3,15 m, khả năng chứa 109 m3 nước.
Ông Trần Văn Chín, Chủ tịch HĐQT VMC Group, cho biết ngoài công năng chính là chống ngập do mưa, hồ điều tiết ngầm còn có hàng loạt tính ưu việt so với hồ xây dựng bằng bê tông: thi công rất nhanh; tính chịu lực lên đến 25 tấn nên các phương tiện giao thông, kể cả xe tải vẫn qua lại bình thường bên trên hồ; không chiếm mặt bằng vì được hoàn trả sau khi thi công xong; có khả năng lưu trữ nước lên đến 95% (dùng tưới cây, cứu hỏa, thậm chí phục vụ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày); tuổi thọ công trình hàng trăm năm.
Đặc biệt, trong thời gian đang sử dụng nếu buộc phải di dời công trình thì vật liệu chính là mô đun Crosswave có thể tái sử dụng. Ngoài ra, hồ điều tiết ngầm chống ngập có thể thi công ở nhiều vị trí khác nhau như công viên, trường học, bãi đậu xe, sân bay, bệnh viện, khu công nghiệp…
Còn theo các kỹ sư Nhật Bản, vì vật liệu chính là dạng mô đun lắp ghép nên rất linh hoạt, diện tích nhỏ hay lớn đều có thể thực hiện. Ngoài ra, có thể làm thành nhiều giai đoạn cũng thuận lợi.
>>Bộ Xây dựng báo cáo Phó Thủ tướng về siêu dự án tại khu Mũi Đèn Đỏ - TP HCM