TP. HCM: Huyện Củ Chi đề xuất huỷ bỏ 22 dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo của UBND huyện Củ Chi, trên địa bàn huyện có 95 dự án đã được Hội đồng Nhân dân TP. HCM có nghị quyết thông qua, với tổng diện tích trên 1.686ha, trong đó, 56 dự án thu hồi đất.
TP. HCM: Huyện Củ Chi đề xuất huỷ bỏ 22 dự án chậm tiến độ

Ban đô thị HĐND TP. HCM đã có buổi giám sát việc thực hiện công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các dự án đã có nghị quyết của HĐND TP tại huyện Củ Chi.

Theo báo cáo của UBND huyện Củ Chi, trên địa bàn huyện có 95 dự án đã được Hội đồng Nhân dân TP. HCM có nghị quyết thông qua, với tổng diện tích trên 1.686ha, trong đó, 56 dự án thu hồi đất.

Dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 10ha là 32 dự án; dự án có đất lúa trên 10ha là 7 dự án.

Đến nay, số lượng đã hoàn thành rất khiêm tốn, chỉ đạt 30/95 dự án (chiếm tỉ lệ 31%). Có 39 dự án đang triển khai (41%), đề xuất hủy bỏ là 22 dự án (trong đó có hai dự án đã được Hội đồng Nhân dân thành phố chấp thuận).

Theo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi, địa phương gặp khó ở khâu giải phóng mặt bằng.

Luật Đất đai quy định là phải có khu tái định cư trước khi thực hiện dự án. Huyện Củ Chi đa phần là đất nông nghiệp và người dân trước đây sử dụng đất không quan tâm đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhiều người xây nhà từ lâu nhưng không được công nhận nên cũng không đủ điều kiện tái định cư. Đây là vòng lẩn quẩn, không có khu tái định cư và không đủ điều kiện tái định cư thì không cưỡng chế được.

Để giải quyết khó khăn trên, huyện Củ Chi đã có văn bản đề xuất Sở Tài chính, Ban chỉ đạo 167 thành phố về 2 khu đất công và hiện nay cơ quan chức năng đang rà soát quỹ đất theo quy định.

Bên cạnh đó, một số khu công nghiệp lớn trên địa bàn có thành lập khu tái định cư nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư, chưa giao đất thì không đủ cơ sở cưỡng chế và đưa những người đủ điều kiện tái định cư vào đây.

Trong đó, một số dự án đã được phê duyệt từ năm 2015 nhưng đến nay thì vẫn chưa xong công tác bồi thường và việc chậm triển khai dẫn tới đội vốn. Đơn cử như một dự án cây xanh ban đầu có vốn 526 tỷ đồng nhưng gặp khó khăn trong khâu bồi thường nên đến nay theo dự toán của Sở Tài nguyên và Môi trường đã là gần 2.600 tỷ đồng.

Theo đó, giá bồi thường thấp khiến người dân ít đồng thuận bồi thường để bàn giao mặt bằng.

Đối với dự án mở rộng Tỉnh lộ 8 đến nay đã nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến ngân sách thành phố. Ở dự án này, giá người dân chuyển nhượng đất nông nghiệp ở mặt tiền đường là khoảng 40-50 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, giá bồi thường khi áp dụng quyết định 28 của UBND TP. HCM hồi tháng 8 chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/m2 nên rất khó vận động người dân bàn giao mặt bằng.

Thực tế, đa phần người dân mua bán đất kê khai giá thấp để đóng thuế thấp. Vì vậy, thu thập 3 hợp đồng giao dịch tại một vị trí đất hiện nay giá đất thường không chính xác so với thực tế.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến việc bồi thường chậm là quyết định 28 của UBND TP. HCM quy định hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số k) ở Củ Chi tăng từ 13 lên 15 lần. Trong khi đó, đất nông nghiệp trong khu dân cư trước đây hệ số k là 25, ngoài khu dân cư là 15 thì nay đều ở mức 15 so với bảng giá đất, điều này dẫn đến việc bồi thường giá đất nông nghiệp thấp hơn trước đây.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...